Giáo án chuyên đề Hoá học 11 chân trời CĐ 2 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

BÀI 4: TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Vận dụng được phương pháp chiết hoặc chưng cất để tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (tùy điều kiện địa phương và nhà trường có thể chọn tách tinh dầu sả, dầu vỏ bưởi, cam, quýt,…).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm tinh dầu, các phương pháp thu nhận tinh dầu và ứng dụng của tinh dầu.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo ; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong quá trình thí nghiệm.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm về tinh dầu, biết các phương pháp tách tinh dầu, sử dụng phương pháp phù hợp cho một số nguyên liệu, sử dụng các loại dung môi phù hợp (độ phân cực, khả năng hòa tan,…) cho các nguyên liệu quen thuộc.
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát và nhận biết các loài thực vật chứa tinh dầu, phân tích bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất, đề xuất phương pháp tách tinh dầu phù hợp.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức trong bài học để thực hiện tách tinh dầu từ các nguồn nguyên liệu tìm được tại địa phương, biết được ứng dụng của một số loại tinh dầu, từ đó sử dụng đúng mục đích.
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV.
  • Tranh ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, vở ghi.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Từ lâu, người ta đã dùng các loại rau thơm trong chế biến thực phẩm, hoa sen, hoa nhài để ướp trà, vỏ quế trị đau bụng,… Trong rau thơm, hoa sen, hoa nhài và vỏ quế đều có tinh dầu. Tinh dầu được chiết tách bằng các phương pháp khác nhau để tăng độ tinh khiết của tinh dầu. Phương pháp tách tinh dầu nào thường được áp dụng ?

Tinh dầu khuynh diệp được tách từ lá cây bạch đàn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Tinh dầu được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Vậy tinh dầu là gì? Có những cách nào để điều chế tinh dầu? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tinh dầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các loại thực vật có chứa tinh dầu, bộ phận chứa nhiều tinh dầu và một số đặc điểm của tinh dầu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 21.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở một số loại thực vật có tinh dầu, bộ phận chứa tinh dầu của một vài loài thực vật, câu trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 21.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SCĐ, thảo luận về các nội dung sau:

+ Tinh dầu được phân bố ở các họ thực vật nào?

+ Trong thực vật, tinh dầu tập trung chủ yếu ở đâu?

+ Tinh dầu được tích trữ ở đâu?

- GV tổ chức HS thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 21:

 Kể tên một số loài thực vật ở địa phương em có chứa tinh dầu. Cho biết bộ phận nào của loài thực vật đó chứa nhiều tinh dầu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu các họ thực vật có chứa tinh dầu, vị trí tinh dầu thường tập trung và trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 21.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 21.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các họ thực vật có tinh dầu, các bộ phận của cây thường chứa tinh dầu.

I. Khái niệm về tinh dầu

- Tinh dầu được phân bố rộng trong hệ thực vật, tập trung nhiều ở một số họ như Cần (Apiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Gừng (Zingiberaceae),....

- Một số loại tinh dầu có trong động vật như cầy hương, chồn hôi, cá nhà táng,…

- Trong thực vật, tinh dầu tập trung chủ yếu ở:

 + Thân: long não, vù hương,…

 + Vỏ: vỏ thân quế, vỏ quả cam, chanh,…

+ Lá: sả, bạc hà, tràm, bạch đàn,…

+ Hoa: hoa hồng, nhài, bưởi,…

+ Nụ hoa: đinh hương,…

+ Quả: sa nhân, hồi,…

+ Thân rễ: gừng, nghệ,…

 - Tinh dầu được tích trữ trong các mô, hình dạng của các mô này thay đổi tùy theo vị trí của chúng trong cây.

Trả lời CH thảo luận 1 SCĐ trang 21:

 - Mội số loài thực vật ở địa phương em có tinh dầu: cam, chanh, hoa hồng, hoa nhài, gừng, nghệ,…

- Bộ phận chứa tinh dầu:

+ Vỏ: vỏ quả cam, chanh.

+ Hoa: hoa hồng, nhài.

+ Thân rễ: gừng, nghệ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của một số tinh dầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghiên cứu các thông tin liên quan, biết được ứng dụng của tinh dầu trong đời sống, chế biến dược phẩm. Có thể xây dựng ý tưởng phát triển sản phẩm tinh dầu ở quy mô lớn hơn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 22.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở một số ứng dụng của tinh dầu, câu trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 22.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 22:

 Kể tên một số ứng dụng của tinh dầu được sử dụng trong đời sống, y tế, chế biến dược phẩm,…

- GV giới thiệu thêm cho HS về những ứng dụng khác của tinh dầu:

 + Hương thảo (Thymus vulgaris): Tinh dầu hương thảo được chiết xuất từ lá và hoa của cây, có tình chất kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viên và được sử dụng làm mĩ phẩm.

 + Oải hương (Lavandula angustifolia): Tinh dầu của hoa oải hương được chiết xuất từ hoa của cây, có tính chất làm dịu, giảm căng thẳng và giảm đau; được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như dầu xả tóc, xà phòng và kem dưỡng da.

+ Bưởi (Citrus paradisi): Tinh dầu của quả bưởi được chiết xuất từ vỏ quả, có tính chất làm sạch, khử mùi và giúp làm giảm mỡ cơ thể; được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như xà phòng, dầu tắm và kem dưỡng da.

+ Hạt tiêu đen (Piper nigrum): Tinh dầu của hạt tiêu đen được chiết xuất từ hạt của cây; có tính chất ức chế vi khuẩn, giảm đau và tăng cường hệ tiêu hóa; được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như kem dưỡng da và dầu massage.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm về ứng dụng của một số loại tinh dầu, đọc SCĐ và trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 22.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 22.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ứng dụng của một số loại tinh dầu.

II. Ứng dụng của một số loại tinh dầu

Trả lời CH thảo luận 2 SCĐ trang 22:

- Tinh dầu bạc hà có hàm lượng menthol cao, menthol có tác dụng kích thích dây thần kinh gây cảm giác lạnh, giảm đau tại chỗ.

- Tinh dầu họ cam làm thuốc kích thích tiêu hóa, làm nên các chế phẩm thuốc.

- Tinh dầu tỏi có tác dụng giảm cholesterol tự do và toàn phần, trị ho có đờm. Ăn tỏi thường xuyên có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp chiết

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nguyên tắc thực hiện, cách tiến hành và xử lí sản phẩm chứa tinh dầu sau khi chiết.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH 3 SCĐ trang 22.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các ý chính về phương pháp chiết, câu trả lời CH 3 SCĐ trang 22.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SCĐ, thảo luận về các nội dung sau:

+ Nguyên tắc của phương pháp chiết là gì?

+ Hãy nêu cách tiến hành phương pháp chiết.

+ Nêu cách xử lí sản phẩm sau khi chiết.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời CH 3 SCĐ trang 22:

 Trong phương pháp chiết tinh dầu, cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng của tinh dầu thu được.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm về phương pháp chiết, đọc SCĐ và trả lời CH 3 SCĐ trang 22.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH 3 SCĐ trang 22.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phương pháp chiết.

III. Các phương pháp tách tinh dầu

Tìm hiểu về phương pháp chiết

- Nguyên tắc: sử dụng dung môi thích hợp để hòa tan tinh dầu trong nguyên liệu, sau đó tách dung môi để thu tinh dầu.

- Cách tiến hành:

+ Xay nhỏ nguyên liệu.

+ Nguyên liệu được ngâm ngập bằng dung môi trong bình kín.

+ Chiết nhiều lần với lượng dung môi vừ đủ.

- Xử lí sản phẩm sau khi chiết:

+ Dịch chiết sau khi ngâm được loại bỏ dung môi bằng cách chưng cất dưới áp suất thấp hoặc để bay hơi.

+ Để tách tinh dầu, người ta thường hòa tan hỗn hợp trong ethanol, khuấy đều ở nhiệt độ phòng.

+ Làm lạnh dung dịch ở nhiệt độ 10oC – 15oC.

+ Hỗn hợp còn lại là tinh dầu tan trong ethanol, loại bỏ dung môi, thu được tinh dầu.

Trả lời CH 3 SCĐ trang 22:

- Khi lựa chọn dung môi hoặc hỗn hợp dung môi không phù hợp, sẽ hạn chế quá trình hòa tan tinh dầu trong nguyên liệu.

- Bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu cũng ảnh hưởng quá trình chiết tách tinh dầu, tùy vào nguyên liệu mà xay hoặc cắt nhỏ nguyên liệu cho phù hợp.

- Hạn chế sự tiếp xúc không khí trong quá trình ngâm chiết, tránh sự oxi hóa các chất dễ bị oxi hóa thường có trong thành phần tinh dầu.

- Sử dụng dụng cụ ngâm với chất liệu phù hợp

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay