Giáo án chuyên đề Hoá học 11 chân trời CĐ 2 Bài 5: Chuyển hoá chất béo thành xà phòng (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 5: Chuyển hoá chất béo thành xà phòng (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

 

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả thực hành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết báo cáo thực hành.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và hoàn thành báo cáo và CH 5 trang 31 SCĐ.
  3. Sản phẩm học tập: Báo cáo kết quả thực hành.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm căn cứ vào quy trình và các bước tiến hành đã nêu trong SGK, trả lời CH 5 trang 31:

Em hãy trình bày một bảng báo cáo thực hành thí nghiệm điều chế xà phòng

Mẫu báo cáo được đính kèm ở dưới HĐ5.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm về quy trình và các bước tiến hành thực hành, suy nghĩ hoàn thành báo cáo.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết báo cáo thực hành.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về nội dung báo cáo.

3. Báo cáo kết quả thực hành

- HS báo cáo kết quả thực hành.

(Báo cáo được đính kèm ở dưới HĐ5).

 

 

Mẫu báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG

Trường:………………………………………………………………………………..

Lớp:…………………………………………………………………………………...

Nhóm:…………………………………………………………………………………

Họ và tên các thành viên:……………………………………………………………..

I. Mục tiêu

………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………………...

II. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất

        Nguyên liệu và hóa chất:………………………………………………………

        Dụng cụ:………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

III. Cách tiến hành

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

IV. Thảo luận, đánh giá kết quả

            - Nhận xét màu, mùi của thành phẩm xà phòng sau 2 tuần.

            - Xà phòng có những vết rạn nứt trên bề mặt hay bị co rút sau 2 tuần không?

            - Cân bánh xà phòng lúc đầu và cứ sau 2 ngày một lần. Nhận xét. Vẽ biểu đồ quan hệ giữa cân nặng của bánh xà phòng theo thời gian.

            - Nhận xét độ cứng của xà phòng sau những lần cân.

            - Khả năng tạo bọt và giặt rửa của xà phòng thu được có tương tự xà phòng trên thị trường?

V. Kết luận

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

 

 

Câu trả lời dự kiến

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG

Trường:………………………………………………………………………………..

Lớp:…………………………………………………………………………………...

Nhóm:…………………………………………………………………………………

Họ và tên các thành viên:……………………………………………………………..

I. Mục tiêu

       Thực hiện điều chế xà phòng từ dầu dừa.

II. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất

        Nguyên liệu và hóa chất: NaOH khan, dầu dừa, nước, màu và tinh dầu (giúp xà phòng thu được có màu và mùi).

        Dụng cụ: cân, cốc thủy tinh chịu nhiệt 500 mL, cốc thủy tinh 250 mL, ống đong, đũa khuấy, nhiệt kế, khuôn, kính bảo hộ, găng tay.

III. Cách tiến hành

          Bước 1: Cho khoảng 55 gam NaOH vào cốc đã chứa sẵn khoảng 100 mL nước, khuấy đều. Để nguội đến khoảng 38oC.

          Bước 2: Cho khoảng 300 gam dầu dừa vào cốc thủy tinh chịu nhiệt, đun nhẹ và khuấy đều để đưa nhiệt độ của dầu dừa lên khoảng 48oC.

          Bước 3: Rót dung dịch NaOH đã chuẩn bị ở Bước 1 vào cốc chứa dầu dừa và khuấy nhanh, liên tục trong khoảng 30 phút. Khi hỗn hợp chuyển thành màu sáng kem, sệt, mịn thì ngừng.

          Bước 4: Đổ hỗn hợp ở Bước 3 vào khuôn, vỗ nhẹ thành khuôn để đuổi không khí ra ngoài. Để khuôn nơi khô ráo. Sau khoảng 24 giờ, lấy xà phòng đã đóng rắn ra khỏi khuôn.

IV. Thảo luận, đánh giá kết quả

            - Nhận xét màu, mùi của thành phẩm xà phòng sau 2 tuần.

            - Xà phòng có những vết rạn nứt trên bề mặt hay bị co rút sau 2 tuần không?

            - Cân bánh xà phòng lúc đầu và cứ sau 2 ngày một lần. Nhận xét. Vẽ biểu đồ quan hệ giữa cân nặng của bánh xà phòng theo thời gian.

            - Nhận xét độ cứng của xà phòng sau những lần cân.

            - Khả năng tạo bọt và giặt rửa của xà phòng thu được có tương tự xà phòng trên thị trường?

V. Kết luận

            - Xà phòng có thể dễ dàng điều chế từ các chất béo khác nhau.

            - Quy trình nóng cho phép rút ngắn thời hạn sử dụng thành phẩm xà phòng sau điều chế.

            - Cần tính toán khả năng xà phòng hóa của các chất béo khác nhau để xà phòng thu được không còn NaOH dư.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và câu hỏi phần Luyện tập trong SCĐ.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong phân tử RCOONa, đầu ưa nước là

  1. -COONa. B. gốc R. C. Na.          D. -COO-

Câu 2. Trong phân tử RCOONa, đầu kị nước là

  1. -COONa. B. gốc R. C. Na.          D. -COO-

Câu 3. Xà phòng hóa là phản ứng hóa học giữa base mạnh và

  1. nước B. không khí C. chất béo            D. acid mạnh

Câu 4. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa là

  1. Không khí cùng các muối tương ứng của acid vô cơ.
  2. Nước cùng các muối tương ứng của base mạnh.
  3. Glycerol cùng các muối tương ứng của acid vô cơ.
  4. Glycerol cùng các muối tương ứng của acid béo.

Câu 5. Chất béo có trong động vật gọi là

  1. Mỡ.
  2. Dầu.
  3. Acid.
  4. Base.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trong SCĐ

Từ Bảng 5.1, em hãy cho biết khi xà phòng hóa hoàn toàn một khối lượng dầu dừa và mỡ lợn như nhau, loại dầu nào tốn nhiều kiềm hơn? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. B

3. C

4. D

5. A

Đáp án bài tập tự luận

Bảng 5.1 cho thấy chỉ số xà phòng hóa hoàn toàn của dầu dừa là 257, cao hơn so với mỡ lợn là 198 nên khi xà phòng hóa hoàn toàn một khối lượng dầu dừa và mỡ lợn như nhau, dầu dừa tốn nhiều kiềm hơn so với mỡ lợn.

- Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chuyển sang nội dung mới

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời bài tập vận dụng và bài tập trong SCĐ.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các bài tập được giao.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập được giao.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Giải bài tập phần Vận dụng

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Từ xa xưa khi chưa xuất hiện xà phòng, con người đã biết sử dụng một số nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên để làm sạch trong tắm gội, giặt giũ. Em hãy nêu một số ví dụ minh họa.

Nhiệm vụ 2: Giải bài tập trong SCĐ

  1. Lượng NaOH cần dùng trong thí nghiệm điều chế xà phòng là 60 gam. Nếu thay NaOH bằng KOH thì khối lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?

Hãy cho biết cách làm trên thuộc phương pháp tách nào.

  1. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng từ nguyên liệu ban đầu là NaOH và mỡ lợn. Dựa vào Bảng 5.1, nếu nhóm đã dùng 500 gam mỡ lợn thì lượng NaOH cần lấy để xà phòng hóa hoàn toàn lượng mỡ lợn trên là bao nhiêu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày.

Đáp án bài tập phần Vận dụng

Nước bồ kết, bồ hòn,… có chứa chất hoạt động bề mặt là các saponin đã được con người sử dụng hàng ngàn năm về trước để tắm gội, giặt giũ. Bên cạnh bồ kết, bồ hòn, các loại thực vật khác như thường xuân, hạt dẻ ngựa,… cũng được người dân một số nước trên thế giới sử dụng với chức năng gặt rửa tương tự xà phòng. Ngoài ra, các loại thực vật này còn chứa những chất chống oxi hóa, chống ung thư nên có tác dụng dược liệu rất tốt khi sử dụng.

Đáp án bài tập trong SCĐ

  1. Trong phản ứng xà phòng hóa thì

Vậy

  1. Theo Bảng 5.1, chỉ số xà phòng hóa của mỡ lợn là 198, có nghĩa để xà phòng hóa hoàn toàn 1 kg mỡ lớn, cần dùng 198 gam KOH. Do đó để xà phòng hóa hoàn toàn 500 gam mỡ lợn, cần dùng 99 gam KOH.

Suy ra:

nên

- Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay