Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời Chuyên đề 1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P1)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách chân trời sáng tạo Chuyên đề 1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: PHÂN BÓN VÔ CƠ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân loại được các loại phân bón vô cơ: phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
- Mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng
- Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ
- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón vô cơ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được các khái niệm liên quan đến phân bón vô cơ
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực Hóa học:
- Nhận thức hoá học: Phân loại được các loại phân bón vô cơ.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, tìm hiểu các thông tin, mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón vô cơ thông dụng.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SCĐ, SGV, SBT.
- Tranh ảnh, các video clip liên quan đến phân bón vô cơ.
- Đối với học sinh
- SCĐ, SBT.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu video: https://youtu.be/VDt58MnWzss
- GV cung cấp thông tin: Để khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của rau xanh ngoài không gian, cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (Nasa) đã phát triển một số hệ thống siêu nhà kính mini, sử dụng các "gối trồng cây" để trồng rau. Những chiếc gối này được nhồi nén đất, các hạt giống và đặc biệt là một số loại phân bón vô cơ giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của rau.
- GV đặt vấn đề: “Phân bón vô cơ gồm những loại nào và có vai trò gì đối với sự phát triển của cây trồng?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
Có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
Vai trò của phân bón vô cơ là cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển như là đạm, lân, kali….
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học dưới dạng muối khoáng thu được trải qua các quá trình vật lý, hóa học theo quy trình công nghiệp. Vậy để biết phân bón vô cơ gồm được chia thành mấy loại, có những thành phần dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng,...thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Bài 2: Phân bón vô cơ
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phân loại phân bón vô cơ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được các loại phân bón vô cơ: phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát hình 2.1 - 2.3 trong SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 - 3 SCĐ trang 9, 10.
- Sản phẩm học tập: HS ghi vở các loại phân bón vô cơ, câu trả lời CH thảo luận 1 - 3 SCĐ trang 9, 10.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SCĐ trang 9, phân loại được các loại phân bón vô cơ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời CH thảo luận 1 - 3 SCĐ trang 9, 10. 1. Hãy viết công thức hóa học của các hợp chất là thành phần chính của một số loại phân bón có trong hình 2.1 và hình 2.2 cho biết các loại phân bón này cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng. 2. Hãy cho biết cơ sở để phân loại phân bón vô cơ 3. Từ các hợp chất có trong các loại phân bón hình 2.3, cho biết các loại phân bón này cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm đôi trả lời CH thảo luận 1 - 3 SCĐ - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi CH thảo luận 1 - 3 SCĐ trang 9, 10. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại phân bón vô cơ | 1. PHÂN BÓN VÔ CƠ 1.1. Phân loại phân bón vô cơ Phân bón vô cơ gồm + phân bón đơn + phân đa lượng còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali) + phân trung lượng + phân vi lượng + phân hỗn hợp + phân phức hợp Trả lời CH thảo luận 1 - 3 SCĐ trang 9, 10 1. Công thức hóa học của các hợp chất là thành phần chính của một số loại phân bón có trong: Hình 2.1 a) Phân urea: (NH2)2CO. Nguyên tố dinh dưỡng chính cung cấp cho cây là: N b) Phân đạm nitrate (Ammonium nitrate): NH4NO3. Nguyên tố dinh dưỡng chính cung cấp cho cây là: N c) Phân potassium sulphate: K2SO4 Nguyên tố dinh dưỡng chính cung cấp cho cây là: K. d) Superphosphate đơn: Ca(H2PO4)2 + CaSO4 Superphosphate kép: Ca(H2PO4)2 Nguyên tố dinh dưỡng chính cung cấp cho cây là:P e) Phân lân nung chảy (hỗn hợp phosphate và silicate của Ca và Mg): 4(Ca, Mg)O.P2O5 + 5(Ca,Mg)O.P2O5. SiO2 Nguyên tố dinh dưỡng chính cung cấp cho cây là: P. Hình 2.2: Calcium Carbonate (CaCO3) cung cấp cho cây nguyên tố: Ca Magnesium Sulfate (MgSO4) cung cấp cho cây nguyên tố: Mg 2. Cơ sở để phân loại phân bón vô cơ dựa trên hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đối với cây trồng. 3. a) Phân ammophos cung cấp nguyên tố dinh dưỡng: N, P cho cây trồng b) Phân nitrophoska cung cấp nguyên tố dinh dưỡng: N, P , K cho cây trồng |
Hoạt động 2: Mô tả vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, quan sát hình 2.4, trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 11.
- Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ, trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 11.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4, nêu vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón - GV chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu SCĐ thảo luận trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 11 Hãy tìm hiểu và cho biết các dấu hiệu thường gặp để nhận biết cây thiếu chất dinh dưỡng Nhóm 1: Nêu biểu hiện của cây thiếu N, B Nhóm 2: Nêu biểu hiện của cây thiếu P, Zn Nhóm 3: Nêu biểu hiện của cây thiếu K, Mn Nhóm 4: Nêu biểu hiện của cây thiếu Mg, Ca, Fe (Nhiệm vụ tìm hiểu đã giao trong bài học trước) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SCĐ nêu vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón - HS thảo luận phân công thành viên báo cáo trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 11 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày tóm tắt vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ. - Đại diện nhóm báo cáo trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 11 - GV mời HS nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ | 1.2. Mô tả vai trò một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng - Phân đạm: giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng, tăng tỉ lệ protein giúp cây phát triển nhanh và cho nhiều hạt, củ hoặc quả. - Phân lân: giúp cành, lá khoẻ, hạt chắc, quả hoặc củ to, cần thiết cho cây thời kì sinh trưởng. - Phân kali: giúp cây hấp thụ được nhiều đạm; cần cho việc tạo chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu; tăng cường khả năng đề kháng cho cây. + Phân trung lượng: giúp cây phát triển khỏe mạnh, chống sâu bệnh hại và đạt năng suất cao. + Phân vi lượng: kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp, … Trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 11 (câu trả lời thảo luận 4 SCĐ trang 11 - bên dưới HĐ) |
Dự kiến trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 11
Chất dinh dưỡng bị thiếu | Dấu hiệu thường gặp để nhận biết cây thiếu chất dinh dưỡng |
Cây sinh trưởng phát triển kém, Diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, hoạt động quang hợp và tích luỹ giảm sút nghiêm trọng,dẫn đến suy giảm năng suất. Đẻ nhánh và phân cành kém, Trường hợp nặng hơn có thế cháy lá, héo rũ. | |
Lá cây ban đầu có màu xanh đậm → màu vàng, bắt đầu từ các lá phía dưới trước và từ mép lá vào trong; Xuất hiện những chiếc lá xanh sẫm màu hơn bình thường rồi dần chuyển hẳn sang màu đỏ, tía. | |
Lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, các đốm vàng, lá dễ héo rũ và khô; lá sẽ chuyển màu từ phần bìa lá vào phía trong. | |
Làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục; các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã chuyển vàng. | |
Lá mới hình thành bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hoá nhảy và chết. | |
Lá cây chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. | |
Phần gân lá và mạch dẫn chuyển vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Nếu thiếu nghiêm trọng sẽ gãy khô và chết lá. | |
Lá non ở các cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. | |
Các lá non bị biến dạng, mông và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng; trên thân và cuống lá có các vết nứt. |
--------------------------Còn tiếp----------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây