Giáo án chuyên đề Hoá học 11 chân trời CĐ 3 Bài 9: Sản xuất dầu mỏ – Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 11 bộ sách chân trời sáng tạo Chuyên đề 3 Bài 9: Sản xuất dầu mỏ – Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: SẢN XUẤT DẦU MỎ - VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG – NGUỒN NHIÊN LIỆU THAY THẾ DẦU MỎ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ của một số nước/ khu vực trên thế giới
  • Lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam
  • Các nguy cơ (sự cố tràn dầu, các vấn đề rác dầu) gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lí
  • Một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (than đá, đá dầu, khí thiên nhiên, hydrogen)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ, một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ của một số nước/khu vực trên thế giới; Trình bày được lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam; Trình bày được một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (than đá, đá dầu, khí thiên nhiên, hydrogen)
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Trình bày được các nguy cơ (sự cố tràn dầu, các vấn đề rác dầu) gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lí
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các cách xử lí sự cố tràn dầu, cách hiện nay được các nước sử dụng hiệu quả
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận và báo cáo các sản phẩm của nhóm
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, ảnh liên quan đến bài học
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: “Ngành sản xuất dầu mỏ của một số nước/khu vực trên thế giới và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ Việt Nam có liên quan đến trữ lượng và sản lượng dầu mỏ như thế nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Trữ lượng dầu mỏ của thế giới được dự báo là bao nhiêu? Những nguồn nhiên liệu vào dùng thay thế dầu mỏ đang được quan tâm hiện nay? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu trữ lượng dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được trữ lượng dầu mỏ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, quan sát Bảng 9.1, thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận từ 1 – 3 SCĐ trang 52.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở câu trả lời CH thảo luận từ 1 – 3 SCĐ trang 52.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu kiến thức về trữ lượng dầu mỏ, quan sát Bảng 9.1, SCĐ trang 51, 52 và trả lời các CH thảo luận 1 –  3:

1. Hãy nêu tên một vài công ty kinh doanh xăng dầu mà em biết

2. Dầu mỏ thường được sử dụng vào những mục đích nào?

3. Từ Bảng 9.1, thứ hạng trữ lượng dầu mỏ thế giới tập trung nhiều nhất ở vùng nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm CH thảo luận từ 1 – 3 SCĐ trang 52.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận từ 1 – 3 SCĐ trang 52.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về trữ lượng dầu mỏ

1. Trữ lượng dầu mỏ

Trữ lượng dầu mỏ

Trả lời CH thảo luận từ 1 – 3 SCĐ trang 52

1.

- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Petrolimex

- Công ty xăng dầu khu vực 2

- Tổng công ty Xăng dầu Quân đội

- Công ty xăng dầu Bà Rịa – Vũng Tàu

- Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL)

- Công ty Cổ Phần Petro Times,…

2. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, dầu diesel và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường,…

3. Trữ lượng dầu mỏ thế giới tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nam Á, trong đó Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, tiếp đến là Saudi Arabia rồi đến Iran,…

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu thụ dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự tiêu thụ dầu mỏ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, tìm hiểu về sự tiêu thụ dầu mỏ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 52.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở sự tiêu thụ dầu mỏ, câu trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 52.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức về sự tiêu thụ dầu mỏ và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Khoảng một nửa lượng chế phẩm dầu mỏ được sử dụng để làm gì? Các phần còn lại được dùng để làm gì?

+ Thảo luận trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 52: Giải thích tại sao dầu mỏ là một nguồn tài nguyên quý giá  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, trình bày sự tiêu thụ dầu mỏ, trả lời CH  thảo luận 4 SCĐ trang 52.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày sự tiêu thụ dầu mỏ, câu trả lời CH  thảo luận 4 SCĐ trang 52.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự tiêu thụ dầu mỏ

Sự tiêu thụ dầu mỏ

- Khoảng một nửa lượng chế phẩm dầu mỏ được sử dụng, cung cấp nhiên liệu cho ô tô, xe tải, máy bay và tàu thủy.

- Phần còn lại được sử dụng để cung cấp nhiệt cho các nhà máy, gia đình và sản xuất điện. Khí dầu mỏ (gas) được sử dụng tạo nhiệt trong công nghiệp

- Một lượng nhỏ dầu mỏ được sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm khác như: nhựa, mĩ phẩm, sơn, may mặc, chất tẩy rửa, y tế,…

Trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 52

 Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất, phân phối, lọc dầu là ngành công nghiệp lớn nhất về mặt doanh thu trên toàn thế giới. Dầu đã có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, tìm hiểu sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu qua các thời kì, trả lời CH thảo luận 5, 6 SCĐ trang 53
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu qua các thời kì, trả lời CH thảo luận 5, 6 SCĐ trang 53:

5. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Chúng ta sẽ làm gì nếu một ngày dầu mỏ sẽ cạn kiệt?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu qua các thời kì, trả lời CH thảo luận 5, 6 SCĐ trang 53.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS tóm tắt sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu qua các thời kì, câu trả lời CH thảo luận 5, 6 SCĐ trang 53

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu

Sự phát triển của nền công nghiệp hóa dầu

Trả lời CH thảo luận 5, 6 SCĐ trang 53:

5.

- Dầu mỏ là một loại nhiên liệu có hạn và không thể tái tạo. Từ khi con người bắt đầu khai thác dầu mỏ thì nguồn cung đã giảm dần, tỉ lệ sụt giảm nguồn dầu mỏ đang ngày càng tăng lên mỗi năm. Phải mất hàng triệu năm dầu mỏ mới có thể được tạo ra những con người chỉ mất chưa đầy 200 năm để tiêu thụ hết nguồn dầu mỏ có trên Trái Đất

- Hiện nay, con người đang nỗ lực tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế dầu mỏ. Trong số này có thể kể đến nguồn nhiên liệu sinh học

6.

- Xăng được sử dụng để vận chuyển, cung cấp nhiên liệu cho ô tô, xe tải, máy bay và tàu thủy

- Phần lớn dầu mỏ đốt để lấy nhiệt trong nhà máy, gia đình và sản xuất điện. Sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ con người.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay