Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Biến thái là:

A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra

C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 2: Sự phát triển của ong, muỗi là kiểu phát triển:

A. không qua biến thái

B. biến thái không hoàn toàn

C. biến thái hoàn toàn

D. tất cả đều đúng.

Câu 3: Sự phát triển của trâu, bò là kiểu phát triển:

A. không qua biến thái

B. biến thái không hoàn toàn

C. biến thái hoàn toàn

D. tất cả đều đúng

Câu 4: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua

D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 5: Những động vật nào dưới đây có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?

 A. Cánh cam, cào cào, cá chép, chim bồ câu.

B. Bọ rùa, cá chép, châu chấu, gà...

C. Cào cào, rắn, thỏ, mèo...

D. Cá chép, rắn, bồ câu, thỏ...

Câu 6: Ecdysteroid gây

A. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

B. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

C. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

D. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 7:  Juvenile gây

A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 8: Sự phát triển của trâu, bò là kiểu phát triển:

A. không qua biến thái

B. biến thái không hoàn toàn

C. biến thái hoàn toàn

D. tất cả đều đúng

Câu 9: Ở giai đoạn dậy thì của nữ, hoocmon estrogen và progesteron kích thích cơ thể sinh trưởng và phát triển mạnh. Nguyên nhân là vì hoocmon này có tác dụng

A. kích thích quá trình hình thành trứng và gây rụng trứng để sinh sản

B. kích thích phát triển xương và phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp

C. ức chế các hoocmon có hại, nhờ đó mà kích thích quá trình phát triển của cơ thể

D. kích thích chuyển hóa tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 10: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm của hormone động vật?

  1. Những chất hóa học do tuyến nội tuyến tiết ra ngấm vào máu

  2. Được sản xuất ở một nơi và gây tác dụng ở một nơi khác

  3. Các loại hoocmon đều có bản chất protein

  4. Có hoạt tính sinh học cao, và tác dụng đặc trưng cho loài

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 11: Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua

A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân

B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân

D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân

Câu 12: Tự thụ phấn là sự

A. thụ phấn của hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.

B. thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.

C. thụ phấn của hạt phấn của cây này với cây khác loài.

D. kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.

Câu 13: Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ  giảm phân hình thành:

A. hai tế bào con (n)

B. ba tế bào con (n)

C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau.

D. năm tế bào con (n)

Câu 14: Giao tử cái ở thực vật được gọi là

A. Hợp tử

B. Phôi

C. Hạt phấn

D. Noãn cầu

Câu 15: Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua yếu tố nào?

A. Các hoạt động sống.

B. Sự trao đổi chất.

C. Sự cảm ứng.

D. Các phản xạ.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Ba cá thể chuột đực trưởng thành (1, 2, 3) có nồng độ testosterone máu thấp. Trong đó, chuột (1) bất thường ở vùng dưới đồi, chuột (2) có tinh hoàn không phát triển và chuột (3) bất thường ở tuyến yên. Hình 8 thể hiện mức độ nồng độ LH trong máu đo được ở các cá thể chuột ở thời điểm trước và sau khi tiêm GnRH. BT là chuột khỏe mạnh bình thường. Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?

Tech12h

a) Chuột 1 là cột B vì trước khi tiêm GnRH chuột (1) bị hỏng vùng dưới đồi → giảm tiết GnRH → giảm kích thích tuyến yên tiết LH → LH giảm so với BT trước khi tiêm GnRH → Giảm kích thích tinh hoàn tiết testosteron (thấp hơn BT). Sau khi tiêm GnRH → kích thích tuyến yên tiết LH → nồng độ LH của chuột (1) tăng nhưng vẫn thấp hơn BT sau khi tiêm GnRH (do nồng độ GnRH thấp hơn)

b) Chuột (2) là cột C vì trước khi tiêm GnRH, (2) bị hỏng tinh hoàn nên tinh hoàn tiết ít testosterone → giảm ức chế vùng dưới đồi, tuyến yên → tuyến yên tăng tiết LH → LH cao so với BT lúc chưa tiêm GnRH. Khi tiêm GnRH → kích thích tuyến yên tiết LH → LH vẫn tăng cao so với bình thường (vì chưa tiêm GnRH thì LH đã cao sẵn, cao hơn so với bình thường)   

c) Chuột 3 là cột A vì trước khi tiêm GnRH, chuột (3) có tuyến yên bị hỏng → Giảm tiết LH → LH thấp hơn so với BT khi chưa tiêm → giảm kích thích tinh hoàn tiết testosterone. Tuyến yên không đáp ứng với GnRH → Khi tiêm GnRH thì nồng độ LH trước và sau khi tiêm GnRH là như nhau.

d) Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH, FSH kích thích tinh hoàn tiết testosteron.

Câu 2: Khi nói về điều kiện phù hợp cho sinh sản hữu tính:

“Sinh sản hữu tính cần các điều kiện phù hợp như môi trường sống thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn đầy đủ), cá thể trưởng thành và khỏe mạnh, có cơ chế thụ tinh hiệu quả (trong hoặc ngoài cơ thể), và thời điểm sinh sản thích hợp để đảm bảo phát triển phôi và duy trì nòi giống.”

Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? 

a) Phù hợp với môi trường sống ổn định.

b) Thích nghi với môi trường sống thay đổi.

c) Thường xảy ra ở sinh vật bậc cao.

d) Không cần sự kết hợp giữa giao tử.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay