Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 kết nối CĐ 2 Bài 2: Tạo biểu mẫu khách hàng với hộp kiểm

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 10 - Định hướng Tin học ứng dụng bộ sách kết nối tri thức CĐ 2 Bài 2: Tạo biểu mẫu khách hàng với hộp kiểm. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: TẠO BIỂU MẪU KHÁCH HÀNG VỚI HỘP KIỂM (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
  • Nắm được tác dụng, cách tạo và cách sử dụng hộp kiểm.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Biết sử dụng công cụ tạo hộp kiểm để hiển thị và tiếp nhận dữ liệu dạng danh sách.
  • Vận dụng hộp kiểm trong biểu mẫu tiếp nhận dữ liệu đầu vào của khách hàng trong chương trình báo giá.
  • Vận dụng được các kiến thức đã học để thiết kế biểu mẫu tiếp nhận dữ liệu đầu vào của khách hàng trong chương trình tính báo giá.
  • Lên kế hoạch và làm việc nhóm hiệu quả.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  • Nghiêm túc, tập trung, tích cực và chủ động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng tin học ứng dụng 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Biểu mẫu nhập dữ liệu đầu vào của Chương trình báo giá để demo hoặc ảnh chụp giao diện.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng tin học ứng dụng 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS thấy được tính cần thiết của thiết kế biểu mẫu tiếp nhận dữ liệu và hứng thú công với việc khám phá các công cụ để nhập dữ liệu đầu vào dạng danh sách trong Chương trình báo giá.
  3. Nội dung: GV cho HS đọc và thảo luận về nội dung Hình 2.1 và hình dung cách thức hoạt động của hộp kiểm trong biểu mẫu.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được tác dụng của việc sử dụng các hộp kiểm.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS: Quan sát và thảo luận về tác dụng của việc sử dụng các hộp kiểm trong Hình 2.1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hình thành nhóm, suy nghĩ và thảo luận câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.

Gợi ý: Hộp kiểm trong biểu mẫu ở Hình 2.1 giúp người sử dụng tích chọn nhanh chóng, dễ dàng tiếp nhận dữ liệu đầu vào của khách hàng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:

Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ được học về cách sử dụng công cụ tạo hộp kiểm để hiển thị và tiếp nhận dữ liệu dạng danh sách, từ đó áp dụng sử dụng hộp kiểm trong chương trình báo giá – Bài 2: Tạo biểu mẫu khách hàng với hộp kiểm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tạo hộp kiểm

  1. Mục tiêu: HS biết cách tạo và thiết lập định dạng cho hộp kiểm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS mô tả được các thiết lập điều khiển hộp kiểm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và cho biết:

+ Thế nào là hộp kiểm?

+ Công cụ tạo hộp kiểm nằm trong nhóm lệnh nào?

- GV yêu cầu HS nêu thêm các ví dụ về danh sách lựa chọn mà trong đó người dùng có thể chọn một hoặc nhiều phương án mà HS gặp trong cuộc sống hàng ngày.

- GV yêu cầu HS giải thích các lệnh trong Hình 2.3 và 2.4, giải thích các thông số của hộp kiểm.

- GV cho HS thảo luận về ví dụ ở Hình 2.5 để hiểu về ô liên kết và giá trị trạng thái.

- GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức:

+ Sử dụng Hộp kiểm là một trong những giải pháp hiệu quả khi có một danh sách các tùy chọn xác định mà người dùng được phép chọn một hoặc nhiều phương án trong danh sách đó.

+ Hai thuộc tính cần thiết lập cho hộp kiểm tại Tab Control trong hộp thoại Format Control bao gồm:

·        Giá trị ban đầu của hộp kiểm (được chọn, không được chọn hay không xác định).

·        Địa chỉ ô liên kết với hộp kiểm để hiển thị giá trị của nó (nếu hộp kiểm được chọn thì ô liên kết có giá trị TRUE, không được chọn thì ô liên kết có giá trị FALSE).

- GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.34: Quan sát Hình 2.6 và chỉ ra các phát biểu đúng:

A. Ô A2 là ô liên kết của Hộp kiểm 1.

B. Ô A3 là ô liên kết của Hộp kiểm 2.

C. Ô B2 là ô liên kết của Hộp kiểm 1.

D. Ô B3 là ô liên kết của Hộp kiểm 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin SGK, quan sát Hình 2.3, 2.4, 2.5, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ.

- HS trả lời Câu hỏi SGK tr.34 để củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Tạo hộp kiểm

- Hộp kiểm (Check Box) là công cụ hiệu quả cho phép người sử dụng có thể chọn một hoặc nhiều phương án trong một danh sách các tùy chọn xác định.

- Công cụ tạo hộp kiểm nằm trong nhóm lệnh Form Controls của dải lệnh Developer.

- Một số ví dụ về danh sách: Lựa chọn các dịch vụ, các món ăn trong thực đơn, các tài liệu tham khảo cho môn học, bảng chấm công…

- Giải thích các lệnh trong Hình 2.3:

+ Cut: Xóa hộp kiểm.

+ Copy: Sao chép hộp kiểm vào bộ nhớ tạm.

+ Paste: Dán hộp kiểm từ bộ nhớ tạm vào trang tính.

+ Edit text: Chỉnh sửa phần chữ chú thích cho hộp kiểm.

+ Grouping: Gom nhóm hoặc bỏ gom nhóm các hộp kiểm.

+ Order: Thay đổi thứ tự hiển thị các hộp kiểm so với các đối tượng khác.

+ Format Control: Mở bảng điều khiển định dạng hộp kiểm.

- Giải thích các lệnh trong Hình 2.4:

+ Unchecked: Thiết lập giá trị ban đầu à chưa được chọn cho hộp kiểm.

+ Checked: Thiết lập giá trị ban đầu được chọn cho hộp kiểm.

+ Mixed: Không thiết lập giá trị ban đầu nào cho hộp kiểm.

+ 3-D shading: Hiển thị hộp kiểm dạng 3D.

+ Cell link: Địa chỉ của ô liên kết với hộp kiểm.

- Phân tích ví dụ ở Hình 2.5:

+ Ô B2 là ô liên kết với Hộp kiểm 1, do đó, khi Hộp kiểm 1 được chọn, ô B2 có giá trị TRUE.

+ Ô B3 là ô liên kết với Hộp kiểm 2, do đó, khi Hộp kiểm 2 không được chọn, ô B3 có giá trị FALSE.

Câu hỏi (SGK - tr.34)

Đáp án đúng là C và D.

 

 

 

Hoạt động 2: Thực hành

  1. Mục tiêu: HS tạo được các biểu mẫu để tiếp nhận thông tin đầu vào từ khách hàng, có sử dụng hộp kiểm như Hình 2.7.
  2. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm và hướng dẫn HS thực hành tạo các biểu mẫu để tiếp nhận thông tin đầu vào từ khách hàng, trong đó có sử dụng hộp kiểm.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hành theo các nhiệm vụ:

- Tạo biểu mẫu nhập dữ liệu đầu vào và chèn công thức tính toán cần thiết.

- Tạo hộp kiểm tại ô B10 tương ứng với dịch vụ Hướng dẫn viên.

  1. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP TIN HỌC 10 TIN HỌC ỨNG DỤNG KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI CÁC TỆP VĂN BẢN

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay