Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
Giáo án bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../…
BÀI 4. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:
Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây nhãn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực công nghệ:
Trình bày được các đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh, các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.
Vận dụng kiến thức để thực hiện được việc trồng và chăm sóc cây nhãn ở địa phương.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với HS:
SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.
Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
b) Nội dung: HS quan sát Hình 4.1 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi trong mục Khởi động nêu ở đầu bài.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của cây nhãn.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Hãy mô tả một số đặc điểm thực vật học của cây nhãn. Em có biết, quả nhãn được thu hoạch vào tháng nào trong năm?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời:
Đáp án:
Đặc điểm thực vật học của cây nhãn:
Bộ rễ: rễ cọc, ăn sâu và rộng.
Thân, cành: cây thân gỗ, nhiều cành, tán rộng.
Lá: lá kép lông chim, mọc sole, lá xanh quanh năm.
Quả: Hình tròn, vỏ nhẵn, có màu vàng tươi đến xám.
Thời gian thu hoạch nhãn: tháng 7, 8.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Nhãn là loại cây ăn quả được trồng nhiều trên đất nước ta, có giá trị kinh tế cao. Quả có thể được ăn tươi hoặc sấy khô làm thuốc hoặc chế biến thành nước giải khát. Một số địa phương nổi tiếng trồng nhãn ta có thể kể đến như Hưng Yên (nhãn lồng), Đại Thành (nhãn chín muộn), Sơn La (nhãn sông Mã),... Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây nhãn, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
a) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh theo nội dung SGK tr.28, 29 và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1, 2: Trình bày các đặc điểm thực vật học của cây nhãn vào bảng nhóm. + Nhóm 3, 4: Trình bày các yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn vào bảng nhóm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về đặc điểm thực vật học của cây nhãn. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh 1. Đặc điểm thực vật học a. Bộ rễ Gồm rễ cọc và rễ bên. - Rễ cọc cắm sâu xuống đất giúp cây đứng vững. - Rễ bên: + Phân bố sâu và phát triển mạnh ở tầng đất mặt từ 4m đến 5m. + Rễ tơ: khu vực hình chiếu tán cây, sâu 0 - 50cm b. Thân cành - Là cây thân gỗ, có nhiều cành, có thể cao 10-15m, đường kính tán 8-10m. - 1 năm ra 3-5 đợt cành chủ yếu vào mùa xuân. c. Lá - Lá kép lông chim, mọc so le, lá xanh quanh năm. - Lá dài từ 15-25 cm với 6-10 lá chét ở bên. - Lá non mới mọc màu đỏ tím, đỏ nâu và chuyển dần xanh khi trưởng thành. d. Hoa - Hoa nhãn nhỏ, màu vàng lục đến hơi nâu, mọc thành chùm ở đầu cành. - Có 3 loại hoa: hoa cái, hoa đực, hoa lưỡng tính. e. Quả - Hình thành từ hoa cái. - Quả hình tròn, vỏ ngoài nhắn, có màu vàng tươi đến xám, hạt đen. - Thị quả trắng đục, tỉ lệ cùi 25% - 65% khối lượng quả.
- Sinh trưởng: 21oC đến 27oC - Ra mầm hoa: + dưới 10oC (giống miền bắc) + 17oC đến 22oC (giống miền nam)
- Ưa ẩm, không chịu úng, rất nhạy cảm với ngập nước kéo dài. - Lượng mưa phù hợp: 1200-1600 mm/ năm. - Độ ẩm không khí 70% - 90%.
- Cây ưa sáng. - Cường độ ánh sáng phù hợp giúp cây sinh trưởng tốt.
- Đất cát, cát pha, phù sa ven sông. - pH từ 5,5 - 6,4.
- Cây giao phấn, thụ tinh nhờ gió. - Gió to ảnh hưởng xấu đến cây. → Chắn gió thích hợp, cắt tỉa cành, khống chế chiều cao của cây. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
a) Mục tiêu: HS nêu được quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc cây nhãn.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc theo nội dung SGK tr.30-35 và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc của cây nhãn.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về kĩ thuật trồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin II.1 SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi: Nêu kĩ thuật trồng cây nhãn. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.21: Nêu thời vụ trồng nhãn thích hợp ở một số địa phương mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây nhãn. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi mục Khám phá: + Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7. + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9. + Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10). - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc 1. Kĩ thuật trồng a. Thời vụ - Mùa mưa là tốt nhất - Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên: tháng 6 - tháng 7. - Vùng duyên hải Nam Trung bộ: tháng 8 đến tháng 9. - Miền Bắc: vụ xuân tháng 2 - tháng 4 và vụ thu tháng 8 - tháng 10. b. Khoảng cách - Cây cách cây 6-7m tương đương mật độ 280 cây/ha. c. Chuẩn bị hố trồng - Đào hố trồng - Trộn đều đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón. Bảng đính phía dưới hoạt động 2 d. Trồng cây - Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2cm đến 3cm, dùng tay nén chặt xung quanh gốc cây. - Vun đất mặt vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo. - Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định cây. - Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh gốc cây. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm), mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1 + 2: Đọc nội dung sgk và tìm hiểu về kĩ thuật làm cỏ, vun xới và bón phân thúc của cây nhãn. Đồng thời trả lời câu hỏi khám phá: Vì sao khi bón phân cho nhãn lại bón xung quanh gốc theo hình chiếu của tán? + Nhóm 3 + 4: Đọc nội dung sgk và tìm hiểu về kĩ thuật tưới nước và một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ của cây nhãn. Đồng thời trả lời câu hỏi khám phá: Giải thích vai trò của việc cắt tỉa sau thu hoạch. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Bảng, hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Kĩ thuật chăm sóc a. Làm cỏ, vun xới - Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 lần đến 3 lần/năm. - Trồng xen cây họ Đậu. b. Bón phân thúc - Lượng bón: Bảng phía dưới HĐ2 - Thời điểm và mục đích bón phân: + Thời kì kiến thiết cơ bản: được chia làm 4 -5 lần vào các tháng 3, 8. + Thời kì kinh doanh: lượng phân bón được chia làm 4 lần. (bảng đính dưới HĐ2) - Cách bón: + Lần 1: Đào rãnh rộng 20 - 30cm, sâu 15 - 20cm xung quanh gốc theo hình chiếu tán, rải phân hữu cơ trước rồi đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước. + Những lần sau: hoà phân vào nước để tưới hoặc rải đề theo hình chiếu tán cây (cách gốc 50cm), sau đó giữ ẩm thường xuyên c. Tưới nước - Thời kì kiến thức cơ bản: 1 - 2 tuần tưới 1 lần, mỗi lần 10 - 30 lít/cây - Thời kì kinh doanh: + Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần hạn chế nước tưới, tưới từ 25 - 40 lít/cây + Giai đoạn thành thục và chín: chỉ tưới khi nắng nóng kéo dài, tưới 25 - 40 lít/cây. + Giai đoạn còn lại: Định kỳ 15 ngày tưới một lần, tưới 50 lít đến 80 lít/cây. → Ưu tiên sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa,...) để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu. d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ - Một số loại sâu hại: + Bọ xít nâu: + Sâu đục quả: + Sâu đục thân: + Sâu đục gốc: - Biện pháp phòng trừ: + Thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây. + Bắt bỏ ổ trứng, bắt diệt trưởng thành hoặc sâu non,… + Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. - Một số bệnh hại: + Bệnh chổi rồng + Bệnh thối quả + Bệnh phấn trắng + Bệnh khô cháy hoa - Biện pháp phòng, trừ: +Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành bị che sáng bên trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất và cành đứng trung tâm tán. + Loại bỏ các chùm hoa, quả bị sâu, bệnh và các chùm hoa, quả nhỏ. |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức