Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Giáo án bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...   

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 5. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.

  • Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây xoài.

2. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực công nghệ: 

  • Trình bày được các đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh, các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài.

  • Vận dụng kiến thức để thực hiện được việc trồng và chăm sóc cây xoài ở địa phương.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với GV: 

  • SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.

  • Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.

b) Nội dung: HS quan sát Hình 5.1 SGK tr.37 và trả lời câu hỏi trong mục Khởi động nêu ở đầu bài.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của cây xoài.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Quan sát hình 5.1 và kết hợp với kinh nghiệm bản thân, em hãy nếu đặc điểm của hoa cây xoài.

BÀI 5. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện một số HS trả lời:

Đáp án

  •  Đặc điểm hoa của cây xoài:

  • Kích thước nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành. Chùm hoa dài khoảng 20 – 30cm.
  • Hoa xoài có hai loại: hoa đực và hoa lưỡng tính.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Giá trị lớn nhất của xoài chính là quả Xoài. Hiện nay trên thị trường trái cây, Quả xoài có nhiều loại, thông thường khi xanh có màu xanh, vị chua, khi chín có màu vàng, vị ngọt, mùi thơm. Quả xoài có thể được dùng để ăn trực tiếp, làm mứt, làm siro,... Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây xoài, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh

a) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.

b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh theo nội dung SGK tr.37, 38 và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1, 2: Trình bày các đặc điểm thực vật học của cây xoài vào bảng nhóm.

+ Nhóm 3, 4: Trình bày các yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài vào bảng nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về đặc điểm thực vật học của cây xoài.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập 

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

I. Thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh

1. Đặc điểm thực vật học

a) Bộ rễ

- Rễ xoài là hệ rễ cọc, bộ rễ rất phát triển, mọc sâu và lan rộng.

- Có khả năng hút nước, chất dinh dưỡng rất mạnh phục vụ cho sinh trưởng, phát triển của cây.

b) Thân, cành

- Cây xoài là cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 5 m đến 10 m, đường kính tán rộng từ 8 m đến 10 m. 

- Một năm xoài có thể ra từ 3 đợt đến 4 đợt lộc nên bộ tán phát triển nhanh tạo khả năng quang hợp và tích luỹ vật chất rất lớn. 

c) Lá

- Cây xoài có lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to (Hình 5.2a).

BÀI 5. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

d) Hoa

- Hoa xoài nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành (Hình 5.2b). 

- Chùm hoa dài khoảng 20 – 30 cm, có khoảng 200 – 400 hoa/chùm. 

- Có hai loại hoa là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có tuyến mật nên có khả năng thu hút côn trùng, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn.

BÀI 5. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

e) Quả

- Quả xoài chín thường có màu vàng hoặc tím (Hình 5.2c); thịt quả vàng, ngọt, có mùi thơm hấp dẫn. 

- Mỗi quả có một hạt khá to. Khối lượng quả tùy theo giống, có quả nặng trên 1 kg.

BÀI 5. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

2. Yêu cầu ngoại cảnh

a) Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cây xoài sinh trưởng, phát triển là từ 24 °C đến 27 °C. Tuy nhiên, xoài là giống cây nhiệt đới nên có thể chịu được mức nhiệt độ cao lên đến khoảng 40 °C – 45 °C tuỳ giống. Thời gian lạnh kéo dài sẽ làm cây bị ảnh hưởng như rụng lá, rụng hoa, ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.

b) Lượng mưa và độ ẩm phát triển

Cây xoài thích hợp trong điều kiện lượng mưa trung bình khoảng 1.000 – 1200 mm/năm, độ ẩm không khí từ 55% đến 70%. Ở những vùng có đủ nước tưới, quả có phẩm chất ngon hơn và năng suất cũng cao hơn.

c) Ánh sáng

Cây xoài thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trực tiếp (trực xạ). Những cành bên ngoài nhận được ánh sáng đầy đủ sẽ ra hoa nhiều, quả có màu sắc đẹp hơn, chất lượng tốt hơn.

d) Đất trồng

Cây xoài có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, trong đó thích hợp nhất là đất phù sa hoặc đất thịt pha cát, thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 7,0.

e) Gió

Gió là nguyên nhân gây nên rụng hoa, rụng quả, vì vậy khi quy hoạch vườn trồng xoài nên lưu ý không trồng ở những nơi thường có gió lớn. Nơi chịu ảnh hưởng của gió lớn theo mùa thì phải bố trí hệ thống cây chắn gió hợp lí.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc

a) Mục tiêu: HS nêu được quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc cây xoài.

b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc theo nội dung SGK tr.39 - 44 và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc của cây xoài.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về kĩ thuật trồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin II.1 SGK tr.39 và trả lời câu hỏi: Nêu kĩ thuật trồng cây xoài.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số giống xoài được trồng phổ biến ở Việt Nam mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây xoài.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

Một số giống xoài được trồng phổ biến ở Việt Nam:

+ Xoài Cát Chu, xoài Cát Hoà Lộc, xoài Đài Loan, xoài Châu Hạng Võ (hay còn gọi là xoài Châu Nghệ), xoài Xiêm Núm, xoài Úc, một số giống xoài địa phương và nhập nội khác.

+ Nhiều nơi đã hình thành những vùng trồng tập trung như xoài Cát Chu (Đồng Tháp), xoài Cát Hoà Lộc (Tiền Giang), xoài Xiêm Núm (Vĩnh Long), xoài Úc (Khánh Hòa), xoài Đài Loan (An Giang),...

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập 

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc

1. Kĩ thuật trồng

a) Thời vụ

Thời vụ trồng thích hợp là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).

b) Khoảng cách

Khoảng cách trồng trung bình là 3 m × 4 m; 5 m × 5 m; 6 m × 6 m; 7 m x 7 m hoặc 8 m × 8 m tuỳ theo từng giống và kĩ thuật thâm canh.

c) Chuẩn bị hố trồng

- Đào hố bằng dụng cụ thích hợp (xẻng, thuổng, cuốc,...). 

- Hố trồng xoài có đường kính từ 80 cm đến 90 cm, sâu khoảng 40 – 50 cm. 

- Lượng phân bón lót cho mỗi hố từ 20 kg đến 30 kg phân hữu cơ và 1 kg phân lân. Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón lót, sau đó lấp trở lại hố trồng. 

- Cần lưu ý những vùng đất trũng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long phải đào mương lên liếp hoặc đắp ụ cao, tránh ngập úng làm hỏng rễ xoài.

d) Trồng cây

- Tạo một hố nhỏ chính giữa hồ đào, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 cm đến 3 cm, dùng tay nén chặt xung quanh gốc. 

- Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay. 

- Dùng đất mặt vun vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo, gờ xung quanh cao hơn từ 20 cm đến 25 cm so với mặt vườn. 

- Phủ gốc bằng xác thực vật khô, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm), mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1 + 2: Đọc nội dung SGK,  tìm hiểu về kĩ thuật làm cỏ, vun xới và bón phân thúc của cây xoài.

+ Nhóm 3 + 4: Đọc nội dung SGK,  tìm hiểu về kĩ thuật tưới nước và một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ của cây xoài. 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu 4 nhóm cùng đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong hộp khám phá tr.41: Vì sao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón phân sau mỗi đợt cây xoài ra lộc mới?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Bảng, hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây xoài.

- -GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi trong hộp khám phá:

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón phân sau mỗi đợt cây xoài ra lộc mới vì đó là giai đoạn cây xoài cần thêm chất dinh dưỡng để nuôi và phát triển mạnh mẽ các cành mới. Việc cung cấp kịp thời phân bón cho cây sẽ giúp cây có cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, tạo được khung cây đẹp.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập 

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Kĩ thuật chăm sóc

a) Làm cỏ, vun xới

Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 lần đến 3 lần/năm để diệt cỏ dại, làm mắt nơi ẩn nấp của sâu, bệnh và làm cho đất tơi xốp.

b) Bón phân thúc

* Lượng bón

Lượng phân bón thúc hằng năm cho cây xoài tiến hành theo Bảng 5.1. (Đính kèm bên dưới Nhiệm vụ 2)

* Thời điểm và mục đích bón phân

- Thời kì kiến thiết cơ bản: Bón 4 đến 5 lần/năm vào giai đoạn xoài ra lộc mới (tháng 2 đến tháng 10).

- Thời kì kinh doanh: Lượng phân bón được chia làm 4 lần (Bảng 5.2). (Đính kèm bên dưới Nhiệm vụ 2)

* Cách bón

- Bón lần 1 (sau thu hoạch): 

+ Kết hợp bón phân vô cơ và toàn bộ lượng phân hữu cơ bằng cách đào rãnh rộng khoảng 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 – 20 cm xung quanh theo hình chiếu của tán cây;

+ Rải phân hữu cơ xuống trước, sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

- Các lần bón sau: 

+ Hoà loãng phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải đều phân theo hình chiếu tán cây (cách gốc khoảng 50 cm);

+ Tưới nước để phân tan và ngấm vào đất, sau đó tưới giữ ẩm thường xuyên để cây hấp thụ phân bón hiệu quả.

c) Tưới nước

- Thời kì kiến thiết cơ bản: Từ 2 ngày đến 3 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lít/cây tuỳ theo độ tuổi cây.

- Thời kì kinh doanh: 

+ Giai đoạn phân hoá mầm hoa (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau) và giai đoạn quả chuẩn bị thu hoạch cần hạn chế tưới nước;

........................

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 - TRỒNG CÂY ĂN QUẢ KẾT NỐI TRI THỨC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 - TRỒNG CÂY ĂN QUẢ KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay