Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Văn bản 1: Trao duyên

Dưới đây là giáo án Bài 7 Văn bản 1: Trao duyên. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 7 Văn bản 1: Trao duyên

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: TRAO DUYÊN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Trao duyên.
  • Luyện tập theo văn bản Trao duyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu đoạn trích Trao duyên.
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ,... Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản Trao duyên.
  1. Phẩm chất
  • Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết và cảm nhận của em về bài hát Trao duyên.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về bài hát “Trao duyên” - KIS lấy cảm hứng từ chính đoạn trích cùng tên trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=W_8yy0n5fuU (0:00 – 3:10).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Bài hát “Trao duyên” với giai điệu hiện đại, nhẹ nhàng kết hợp lời thơ hầu hết được lấy trong đoạn trích cùng tên trong “Truyện Kiều” nên vẫn giữ được nội dung và giá trị nội dung của tác phẩm. Việc đưa văn học vào âm nhạc là một cách gìn giữ và phát triển giá trị của văn học, làm mới lại và tạo nên hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam.

- Giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại kiến thức của văn bản Trao duyên trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Trao duyên.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Trao duyên.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Trao duyên và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về truyện thơ Nôm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện những yêu cầu sau:

+ Điểm nhìn trong truyện thơ là gì?

+ Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm trong truyện có đặc điểm gì?

+ Trình bày hiểu biết về bút pháp miêu tả nội tâm trong truyện thơ Nôm?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Trao duyên, trả lời câu hỏi:

- Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều” bằng sơ đồ tư duy.

- Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích “Trao duyên”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV gợi mở theo PHỤ LỤC 2.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, đọc văn bản Trao duyên và trả lời câu hỏi:

+ Hành động "Lạy, thưa" của Thúy Kiều có điều gì khác lạ?

+ Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục Thúy Vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó? Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình như thế nào?

+  Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Chiếc vành với bức tờ mây/ Duyên này thì giữ vật này của chung”.

+ Lời thoại của Thuý Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau:

 Từ nội dung văn bản “Trao duyên”, em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Nhắc lại kiến thức về truyện thơ Nôm

1. Điểm nhìn trong truyện thơ:

- Thưởng sử dụng ngôi thứ 3 toàn tri, một số trường hợp cũng sử dụng điểm nhìn ngôi thứ 3 hạn tri.

2. Nhân vật và đối thoại, độc thoại nội tâm:

- Nhân vật trong tác phẩm truyện thường được khắc hoạ không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua đối thoại, độc thoại nội tâm.

- Độc thoại nội tâm là những lời nói thầm trong tâm trí (không phát ra thành tiếng) nhằm tái hiện hoạt động suy nghĩ – xúc cảm bên trong của nhân vật.

3. Bút pháp miêu tả nội tâm trong truyện Nôm:

Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,...

II. Tìm hiểu chung về văn bản.

1. Tác giả Nguyễn Du

a. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp

- Nguyễn Du (1765 – 1820), đại thi hào dân tộc Việt Nam, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- 10 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, đến sống cùng người anh khác mẹ là Nguyễn Khản.

- 1783, đỗ tam trường, làm quan nhỏ dưới triệu Lê.

- Sau được mời làm quan cho triều Nguyễn.

- Qua đời ở tuổi 55 (ngày 16 tháng 9 năm 1820).

b. Sáng tác

* Tác phẩm chữ Hán:

- Gồm 78 bài:

+ Nam trung tạp ngầm, gồm 40 bài, được sáng tác trong giai đoạn làm quan ở Quảng Bình và Huế (từ năm 1805 đến năm 1813).

+ Bắc hành tạp lục, gồm 131 bài, được sáng tác trên đường đi sứ Trung Quốc (từ năm 1813 đến năm 1814).

- Thơ chữ Hán sâu sắc, thâm trầm, giàu chiêm nghiệm.

* Tác phẩm chữ Nôm:

- Sáng tác chữ Nôm của ông tiêu biểu là: Truyện Kiều (tức Kim Vân Kiều tân truyện, hay Đoạn trường tân thanh), được sáng tác khi làm quan ở Huế hoặc có thể khỏi thảo từ trước đó, khi còn ở quê nhà.

-  Văn tế thập loại chúng sinh (thường gọi Văn chiêu hồn), được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX.

- Sáng tác chữ Nôm kết tinh nhiều giá trị quan trọng, Truyện Kiều được xem là “khúc Nam âm tuyệt xướng”.

2. Truyện Kiều

- Về nội dung: mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thời Minh – Thanh (Trung Quốc) nhưng đã được sáng tạo, bổ sung và thay đổi khá nhiều tình tiết, tăng hàm lượng trữ tình, sử dụng thơ lục bát để kể chuyện… Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác. Tác phẩm đặt ra câu hỏi lớn về “phận đàn bà” và số phận con người nói chung. Tác phẩm là “tiếng kêu thương động đất trời” khi nhân cách và giá trị làm người bị chà đạp.

- Về nghệ thuật: Nguyễn Du đã nâng thể loại truyện thơ Nôm và ngôn ngữ văn chương của dân tộc lên một tầm cao mới. Nhân vật được khác họa với những nét tính cách điển hình, sinh động tựa con người đang sống giữa cuộc đời, Ngôn ngữ Truyện Kiều đat đến mức điêu luyện, biến hóa linh hoạt khi kể chuyện, tả cảnh, tả tình…khi nhân vật đối thoại hay độc thoại…

3. Đoạn trích Trao duyên

- Vị trí: trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân để Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân ở Hồi thứ tư, ngay sau khi Vương ông, Vương Quan bị đám công sai đưa trở lại nhà giam đợi tiền chuộc mới tha và Vương bà cũng phải theo sang để “biết đường mà đưa cơm”. Trong Truyện Kiều, sự kiện này được miêu tả vào đêm cuối cùng trước khi Thuý Kiều phải theo Mã Giám Sinh, sau khi đã chuộc cha và em về nhà, lo chu toàn mọi việc. Như vậy, Nguyễn Du đã dành cho sự kiện trao duyên một bối cảnh riêng tư, khi “Việc nhà đã tạm thong dong”, Thuý Kiều một mình thao thức với nỗi niềm riêng.

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ câu 711 đến 734): Thuý Kiều nói lời trao duyên và thuyết phục Thuý Vân.

+ Phần 2 (từ câu 735 đến câu 748): Thuý Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân.

+ Phần 3 (từ câu 749 đến câu 758): Thuý Kiều than thở cùng Kim Trọng.

III. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Hành động “lạy thưa” của Thúy Kiều

- Hành động "Lạy, thưa" của Thúy Kiều có điều khác lạ là:

+ Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình.

+ Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lí

ð Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

2. Các từ ngữ được sử dụng: cậy, lạy, thưa.

- Từ cậy: thể hiện niềm tin tuyệt đối vừa nhờ cậy, vừa tin cậy, sự nài ép, bắt buộc người nghe không thể chối từ.

- Từ lạy, thưa: thể hiện thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc người mình hàm ơn.

ð Các từ ngữ mang sắc thái trang trọng.

- Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình:

+ Thuý Kiều đã dùng cách nói nhún nhường nhưng mang hàm nghĩa giao phó: cậy (rất khác với nhờ)…câu hỏi tu từ vẻ như ướm hỏi nhưng mang hàm ý bắt buộc.

+ Thuý Kiều đã dùng nghi thức rất trang trọng: ngồi lên-lạy-thưa.

+ - Kiều sử dụng cách cậy nhờ vào tuổi thanh xuân của em ( ngày xuân em hãy còn dài) qua đó ràng buộc Vân bằng lí- không thể từ chối.

+ Kiều dựa vào tình máu mủ, quan hệ huyết thống ( xót tình máu mủ) qua đó ràng buộc Vân bằng tình.

+ Cuối cùng, nàng lấy chính cái chết của mình tỏ lòng biết ơn để Vân không thể thoái thác (Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây).

3. Nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: 

Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung.

- Phép liệt kê: chiếc vành, tờ mây; Duyên này, vật này.

- Phép điệp từ: này.

ð Hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả hành động và tâm trạng của Kiều khi trao duyên. Câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là một câu thơ đặc biệt. Nó diễn tả những biến tấu phức hợp đang xung đột, giằng xé trong tâm trạng Kiều. Duyên ở đây là nhân duyên, tức là sự đưa đẩy của số phận cho đôi lứa đến với nhau. Duyên này thì em giữ, nhưng vật này lại là của chung. Ta bắt gặp cái phi lôgíc, có lẽ Kiều đang bối rối trong sự phân chia giữa “duyên này” với “vật này”. Lời lẽ của Kiều có vẻ như là Kiều còn muốn níu giữ lại cho mình, không muốn trao hết cho Vân. Ngôn ngữ phân chia là ngôn ngữ đối thoại, còn cái lúng túng, bối rối là ngôn ngữ tự thoại bên trong. Vật có thể trao, nhưng tình khó mà trao hết được, bởi nó là vô hình, là tiếng lòng đang thổn thức, làm sao mà chia sẻ được tình yêu.

4. Lời thoại của Thuý Vân

- Trong VB, lời của Thuý Vân chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ lục bát: Cơ trời đâu bể đa đoan,/ Một nhà để chị riêng oan một mình./ Cớ chỉ ngồi nhẫn tàn canh?/ Nỗi riêng còn mắc mối tình chỉ đây?. Nhưng lời thoại của Thuý Vân lại chiếm giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sự tiến triển của câu chuyện:

- Lời “ân cần hỏi hạn” của Thuý Vân là một cách mang lại tình cảm chị em ấm áp đối với người chị đang rất mực cô đơn với gánh nặng tinh thần chưa biết chia sẻ cùng ai.

- Lời của Thuý Vân đã tạo một tình huống, cơ hội tự nhiên cho Thuý Kiều kể chuyện, bày tỏ nỗi lòng.

- Thuý Kiều được lời như cởi tấm lòng, mạnh bạo, tự tin để trao duyên, nhờ em thay mình

lấy Kim Trọng.

- Thuý Vân chỉ “ân cần hỏi han” rồi lặng lẽ, chăm chú lắng nghe (không ngắt lời chị), nhờ đó câu chuyện và ý nguyện “trao duyên” của Kiểu được biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn (đến mức nói xong nàng ngất đi).

IV. Tổng kết

1. Nội dung

- Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.

- Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được.

2. Nghệ thuật

- Đề tài, chủ đề: tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ (phẩm hạnh, sự chung thủy, tình nghĩa), phê phán xã hội đương thời đầy bất công, ngang trái , thể hiện khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự do…

- Tác giả khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động và đặc biệt sử dụng bút pháp miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật ở chiều sâu nội tâm, góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.

- Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc, kết hợp ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, sử dụng chữ Nôm để sáng tác cùng hệ thống => Đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc, chứng minh được ngôn ngữ dân tộc vừa có thể diễn tả được tình nghĩa mộc mạc, chân chất đến cả những cảm xúc tinh tế, lãng mạn.

- Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)

Chat hỗ trợ
Chat ngay