Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Văn bản 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Dưới đây là giáo án Bài 1 Văn bản 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Văn bản 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  • Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của tùy bút.
  • Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân chia sẻ cảm nhận của em về sông Hương xứ Huế.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về dòng sông Hương dựa vào những hiểu biết của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Sông Hương như một nét vẽ mềm mại và dịu êm trong bức tranh xứ Huế vốn đã vô cùng nên thơ và hữu tình. Dòng sông đã mang lại cho mảnh đất cố đô này một chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng và hài hoà trong nét đẹp của chiều sâu văn hiến. Sông Hương xanh màu ngọc bích, trong vắt như soi bóng cả quang cảnh thành phố nên thơ dưới mặt nước êm ả và lung linh ánh nắng mặt trời. Bên bờ sông, những công trình kiến trúc bao gồm đền chùa, vườn tược, rừng núi,…như phản chiếu xuống dòng nước êm ả của dòng Hương Giang, mang lại chất thơ và chất nhạc cho dòng sông thanh lịch này.

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông (xuất xứ, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về thể tùy bút

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu:

+ Thể tùy bút là gì? Điều gì làm nên sức hấp dẫn của thể tùy bút?

+ Cái “tôi” trong sáng tác văn học là gì?

+ Thế nào là yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, trả lời câu hỏi:

- Trình bày xuất xứ của văn bản.

- Bố cục và giá trị nội dung của văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Xuất xứ của văn bản.

+ Bố cục và giá trị nội dung của văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lập một nhóm trung tâm với số lượng HS nhất định (8 – 10 HS), đưa ra câu hỏi thảo luận.

- GV yêu cầu các thành viên của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận và suy nghĩ về câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết, hình ảnh, câu văn thể hiện chất tự sự trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

+ Tìm những chi tiết, hình ảnh, câu văn thể hiện chất trữ tình trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

+ Nhận xét vẻ đẹp của hình tượng con sông Hương trong văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau:

 Từ nội dung văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, em hãy rút ra đặc trưng của thể tùy bút bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại của tùy bút qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi mở cho HS theo PHỤ LỤC 1 trang 7.

1. Nhắc lại kiến thức về thể tùy bút

- Tuỳ bút là tiểu loại thuộc loại hình kí; thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Ở tuỳ bút, chi tiết, sự kiện chỉ là cái có, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống. Ngôn ngữ của tuỳ bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, giàu sức gợi,...).

- Sức hấp dẫn của tuỳ bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái “tôi” tác giả.

- Cái “tôi” tác giả trong sáng tác văn học là tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả, thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là trong các tác phẩm giàu yếu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tuỳ bút, tản văn,... Người đọc có thể nhận ra cái “tôi” của tác giả trong tác phẩm qua quan niệm về cái đẹp; qua cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người; qua cách biểu đạt riêng giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ…

- Yếu tố tự sự trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

- Yếu tố trữ tình trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái “tôi” tác giả trong tuỳ bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

2. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Xuất xứ

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế năm 1981, in trong tập bút kí cùng tên năm 1986.

- Bài kí lấy bút kí lấy cảm hứng mãnh liệt từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế.

b. Bố cục và giá trị nội dung của văn bản

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương.

+ Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

- Giá trị nội dung: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một văn bản đầy chất thơ về sông Hương. Dòng sông quê hương được soi chiếu ở nhiều góc độ qua những tưởng tượng, liên tưởng của tác giả, sông Hương đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của vùng đất cố đô, biểu tượng cho văn hóa và tâm hồn con người xứ Huế.

3. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Nhận xét chất tự sự trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

+ Văn bản thuộc thể tùy bút – một loại của thể ký với đặc trưng là chất tự sự, những hình ảnh “có hồn”, nhà văn đã thồi “hồn” vào đối tượng được miêu tả là dòng sông Hương. 

+ Tác giả đã tái hiện con sông Hương bằng việc ghi chép những gì mà ông quan sát và suy ngẫm, là con sông hiện thực, có thật ở xứ Huế.

+ Chất tự sự còn ở việc tái hiện lại thủy trình của sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi chảy ra khỏi thành phố Huế. Nhà văn còn nhìn dòng sông ở góc độ lịch sử, văn hóa, âm nhạc. Từ đó, đối tượng hiện lên chân thực, gần gũi.

b. Nhận xét chất trữ tình trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

+ Tùy bút là thể loại văn xuôi tự sự giàu chất trữ tình đến từ dòng cảm xúc và cách nhìn chủ thể thẩm mỹ của nhà văn: góc độ văn hóa, thi ca, âm nhạc…

+ Văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” giàu chất trữ tình xuất phát từ những liên tưởng, tưởng tượng thú vị của nhà văn trong quá trình miêu tả hình tượng con sông Hương.

+ Chất trữ tình thể hiện ở những cảm xúc tinh tế, suy tư sâu lắng, đa nghĩa, lãng mạn, bay bổng, sự lựa chọn, trau chuốt từ ngữ của nhà văn.

c. Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương

- Bằng tất cả tình yêu dành cho con sông và tài năng vượt trội ở thể kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương.

- Sông Hương trong cái nhìn của nhà văn đã hóa thành một sinh thể có tâm hồn phong phú, có dòng đời trải qua nhiều thăng trầm, gian truân để cuối cùng bộc lộ vẻ đẹp thơ mộng, đầy cá tính, vừa trí tuệ, vừa dịu dàng, vừa ngọt ngào, duyên dáng, vừa trầm tĩnh bởi chiều sâu văn hóa.

4. Tổng kết

- Chủ đề: tình yêu quê hương, xứ sở, niềm tự hào dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.

- Tư tưởng, tình cảm của nhà văn: Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho sông Hương một diện mạo mới, một vẻ đẹp mới, vừa hết sức thân quen, lại vừa mới lạ vô cùng, qua đó thể hiện tình yêu quê hương xứ Huế rất sâu sắc của nhà văn. Tác phẩm ra đời như một sự cảm tạ đối với đất mẹ Huế, nơi sinh ra ông, như một lời yêu thương mà ông dành riêng cho dòng Hương giang. Bên cạnh đó, người đọc nhận ra tình yêu và sự gắn bó tha thiết của một trí thức yêu nước với cảnh sắc quê hương và lịch sử dân tộc.

- Thông điệp: nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước.

- Ngôn ngữ:

+ Với đặc trưng của thể tùy bút là chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc, miêu tả thiên nhiên thơ mộng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệp,...nên ngôn ngữ của văn bản giàu chất thơ, chất trữ tình.

+ Những liên tưởng, tưởng tượng hết sức sinh động, lãng mạn, giàu sức gợi.

+ Những câu văn dài ngắn kết hợp đan xen, tạo nên sự nhịp nhàng trong diễn đạt.

- Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tưởng: cái “tôi’ trữ tình trí tuệ, cái “tôi” mê đắm, tài hoa, uyên bác và có tình yêu say đắm quê hương, xứ sở, đặc biệt với Huế và Hương giang.

PHỤ LỤC 1:

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đặc trưng thể tùy bút trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

- Đoạn văn phân tích văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

  1. Tổ chức thực hiện

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)

Chat hỗ trợ
Chat ngay