Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Văn bản 2: Cõi lá
Dưới đây là giáo án Bài 1 Văn bản 2: Cõi lá. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 Văn bản 2: Cõi lá
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN
ÔN TẬP VĂN BẢN 2: CÕI LÁ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Cõi lá.
- Luyện tập theo văn bản Cõi lá.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Cõi lá.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của tản văn.
- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
- Phẩm chất
- Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về Hà Nội qua đoạn video được trình chiếu.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cảm nhận về Hà Nội qua đoạn video được trình chiếu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu video “Toàn cảnh Hà Nội”.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=MT8vPndyDa8
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về thủ đô Hà Nội sau khi xem xong đoạn video.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Hà Nội mang một nét đẹp cổ kính, thâm trầm đang xen những nét hiện đại, tấp nập của một thành phố lớn.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hà Nội là một mảnh đất đã để thương, để nhớ trong rất nhiều những trang văn, trang thơ của biết bao thế hệ văn nghệ sĩ. Mỗi trang viết, thủ đô tươi xinh lại mang một màu sắc riêng, một điệu hồn riêng. Mỗi mùa trong năm, thủ đô lại khoác lên mình những vẻ đẹp khác nhau, song Đỗ Phấn đã chọn viết về mùa lá rụng ở nơi đây với bài tản văn “Cõi lá”. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức của văn bản này.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Cõi lá.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Cõi lá.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Cõi lá và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về thể tản văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện yêu cầu: + Thể tản văn là gì? + Điều gì làm nên sức hấp dẫn của thể tản văn? + Nêu những đặc điểm chính của ngôn ngữ văn học. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Hiểu biết chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Cõi lá, trả lời câu hỏi: - Xuất xứ của văn bản. - Bố cục và giá trị nội dung của văn bản Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Xuất xứ của văn bản. + Bố cục và giá trị nội dung của văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia thành 3 nhóm. - GV yêu cầu HS đọc văn bản Cõi lá và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nhận xét về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản “Cõi lá”. + Nhóm 2: Tìm những chi tiết thể hiện chất tự sự trong văn bản “Cõi lá”. + Nhóm 3: Tìm những chi tiết thể hiện chất tự sự trong văn bản “Cõi lá”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS của từng nhóm lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 4: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau: Từ nội dung văn bản “Cõi lá”, em hãy rút ra đặc trưng của thể tản văn bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết đặc trưng thể loại của thể tản văn qua bài “Cõi lá” bằng sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng thể tản văn qua bài “Cõi lá”. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV gợi mở cho HS theo PHỤ LỤC 2 trang 25. |
1. Nhắc lại kiến thức về thể tản văn - Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tuỳ bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ nhân vật. Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả. - Sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật được thể hiện qua những đặc điểm sau: + Tính biểu cảm, truyền cảm. + Tính đa nghĩa. + Tính hình tượng. + Tính thẩm mĩ. ð Ngôn ngữ trong tuỳ bút, tản văn, ngoài các đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại: thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả. 2. Hiểu biết chung về văn bản a. Xuất xứ - Đỗ Phấn từng nhận mình là một kẻ “tay ngang” trong văn chương bởi xuất phát điểm của ông không phải là một nhà văn, cũng không học qua trường lớp chuyên nghiệp nào. Những điều đẹp đẽ xung quanh cuộc sống của ông đã trở thành tiền đề cho việc sáng tạo văn học nghệ thuật, đặc biệt là Hà Nội. - Hà Nội đã để thương để nhớ trong nhiều trang văn của Đỗ Phấn, “Cõi lá” là một trong số đó. Tác phẩm được ông sáng tác năm 2008 và cũng là một trong những tản văn được yêu thích nhất của ông, thể hiện rõ phong cách đặc trưng của Đỗ Phấn. b. Bố cục và giá trị nội dung của văn bản - Bố cục văn bản: Mỗi đoạn thể hiện những câu chuyện cùng chất trữ tình khác nhau xoay quanh cây lá và con người Hà Nội. + Đoạn 1: Khoảnh khắc xuất hiện những dấu hiệu chuyển mùa ở Hà Nội từ xuân sang hạ. + Đoạn 2: Những hình ảnh của con người, cây cối và đất trời Hà Nội + Đoạn 3: Nét đặc trưng của cây cối – lá cây Hà Nội + Đoạn 4: Lá cây bàng đỏ và câu chuyện gắn liền với người em gái. + Đoạn 5: Hình ảnh cây lá thay đổi sau mỗi giai đoạn mưa, bão của năm. + Đoạn 6: Chiêm nghiệm của tác giả và những trăn trở về nét đẹp Hà Nội - Giá trị nội dung: “Cõi lá” là một trong số những tản văn của Đỗ Phấn viết về đề tài lớn là Hà Nội. Nhà văn tái hiện hình ảnh Hà Nội qua những loài cây trong sắc xuân, với ông mùa nào ở nơi đây cũng là mùa lá rụng. Hình ảnh thủ đô hiện lên vừa gần gũi, quen thuộc vừa mang được chất riêng trong cách nhìn của nhà văn. 3. Nhắc lại kiến thức bài học a. Nhận xét khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản “Cõi lá”. - Mùa xuân, chẳng phải là đề tài hiếm gặp của văn chương từ cổ chí kim. Xuân Hà Nội cũng đã được nhiều cây bút miêu tả. Nhưng với Đỗ Phấn, cảm thức về xuân gắn chặt với những màu lá: màu lá cây bồ đề. - Đỗ Phấn nhận định rằng Hà Nội quanh năm lá rụng, trở thành một hiện tượng không thể thiếu trong trái tim những người con xa quê. - Nhà văn miêu tả những cây xà cừ với những ấn tượng về kích thước to lớn, thể hiện sự am hiểu tường tận và vốn sống phong phú của nhà văn về thiên nhiên và con người Hà Nội. - Cuối cùng, Đỗ Phấn nhấn mạnh tình cảm của mình dành cho “cõi lá”, những hàng cây, vòm lá đã trở thành một nét đẹp của Hà Nội. b. Những chi tiết thể hiện chất tự sự trong văn bản “Cõi lá”. - Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây. - Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội… - Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá bồ để dù được mọc ra từ Hà Nội hay ở nơi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp thì cũng chỉ kéo dài đến một năm. - Cô em gái sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này nó đã rụng? …. c. Những chi tiết thể hiện chất trữ tình trong văn bản “Cõi lá”. - Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Òa thức cùng với xôn xao lá cành. - Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. - Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. - Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. - Thân mình cường tráng và lá cành rậm rạp đến thế của cây lại vô cùng yếu mềm trước một heo may đến sớm. Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ… 4. Tổng kết Từ văn bản “Cõi lá”, có thể rút ra những đặc trưng sau: - Thể loại: Tản văn. - Đề tài: Hà Nội. - Chất tự sự: văn bản “Cõi lá” lấy cảnh vật Hà Nội làm nội dung biểu đạt chủ yếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức miêu tả chủ yếu. Nhà văn chú trọng kể việc, ghi người, tả cảnh nhưng chỉ là trần thuật một số phiến đoạn của sự kiện, một số mẩu chuyện nhỏ để làm sáng rõ tình yêu của người Hà Nội dành cho mùa lá rụng, là những sự kiện, nhân vật mà tác giả đã chứng kiến hoặc tiếp xúc qua. - Chất trữ tình: chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính hình tượng. + Những từ láy giàu sức gợi hình, những lối so sánh và liên tưởng phong phú, ngôn ngữ trong sáng mà gần gũi, giọng văn tràn đầy cảm xúc đã góp phần giúp nhà văn miêu tả khung cảnh Hà Nội mùa xuân. + Văn bản tựa như một bài thơ, đậm chất trữ tình. Chất thơ thấm đượm từ câu chữ, từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu và trên hết nó như chảy ra từ tâm hồn trong trẻo, yêu đời trong những phút giây thanh thản nhất của người cầm bút. - Cái “tôi” của Đỗ Phấn: + Tản văn “Cõi lá” đậm chất trữ tình nên thơ, thể hiện rõ đặc trưng văn phong tài hoa, nhẹ nhàng, thanh lịch, tinh tế cùng tình yêu thiên nhiên, con người Hà Nội tràn đầy của Đỗ Phấn. + Văn phong thể hiện rất rõ con người Đỗ Phấn. Người đọc dễ hình dung ra một con người giản dị, kiệm lời, trầm ngâm, im lặng quan sát và thể hiện một cách từ tốn, hóm hỉnh trước bất cứ một sự vật, sự việc nào. + Cái “tôi” Đỗ Phấn thực sự là một cái tôi lãng mạn. Viết về Hà Nội có Thạch Lam, Vũ Bằng và nay ta có thêm Đỗ Phấn - “người sống đầy, nhớ dai. Nhiều thứ người ta quên, đọc văn Đỗ Phấn lập tức nhớ lại, nhớ tường tận và tỉ mỉ, thậm chí nhớ cả một quãng đời”. |
PHỤ LỤC 2:
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Cõi lá.
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Dấu hiệu nhận biết thể tản văn qua văn bản Cõi lá.
- Đoạn văn phân tích tâm trạng nhà thơ trong Cõi lá.
- Tổ chức thực hiện
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây