Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Dưới đây là giáo án Bài 1 TH tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 1 TH tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về cách giải thích nghĩa của từ.
  • Luyện tập về cách giải thích nghĩa của từ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Giải thích được nghĩa của từ.
  • Vận dụng được vào việc tạo lập văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.
  • Trách nhiệm, có ý thức tham gia vào thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia thành 4 nhóm để tham gia trò chơi đuổi hình bắt chữ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về trò chơi đuổi hình bắt chữ và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm với số lượng thành viên tương đương nhau để tham gia trò chơi đuổi hình bắt chữ.

- GV chuyển giao dụng cụ học tập là chiếc chuông bấm để bàn, yêu cầu mỗi nhóm cử ra 1 HS đại diện lên bấm chuông giành quyền trả lời.

- Nhóm giành quyền trả lời nhanh nhất mà đưa ra đáp án sai, 3 nhóm còn lại có cơ hội tiếp tục cho đến khi đưa ra đáp án đúng.

- GV trình chiếu những hình ảnh sau:

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm trình bày đáp án sau khi đã giành được quyền trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nếu đáp án sai, tiếp tục giành quyền trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV đưa ra đáp án:

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập về cách giải thích nghĩa của từ.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về về cách giải thích nghĩa của từ và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về cách giải thích nghĩa của từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về cách giải thích nghĩa của từ, trả lời câu hỏi:

-  Nghĩa của từ là gì?

- Có những cách nào giải thích nghĩa của từ?

- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Nghĩa của từ là gì?

+ Có những cách nào giải thích nghĩa của từ? Lấy ví dụ minh họa.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

1. Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám. Cho biết cách dùng để giải thích nghĩa của các từ đó.

2. Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

– Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy.

(Sự tích Hồ Gươm)

– Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

– Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

(Con Rồng cháu Tiên)

a) Hãy giải nghĩa từ in đậm trong các câu văn trên. Cho biết các từ đó dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

b) Đặt ba câu với các từ in đậm trên dùng với nghĩa khác với nghĩa vừa xác định.

3. Giải thích nghĩa của những từ in đậm và ý nghĩa của nó trong những câu dưới đây:

a.

 Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói quẻ lấy chồng xem có lợi chăng,

Thầy bói gieo que nói rằng

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

b. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.

(Bác Hồ)

c.

Ăn cơm cáy thì ngáy o o
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay
ngáy.

d.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ , ruột đau chín
chiều.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra lưu ý khi giải thích nghĩa của từ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra lưu ý khi giải thích nghĩa của từ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số lưu ý khi giải thích nghĩa của từ.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về cách giải thích nghĩa của từ

a. Khái niệm

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

- Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.  

b. Cách giải thích nghĩa của từ

- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp nghĩa của từ, chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa.

- Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

- Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

c. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ

- Nghĩa gốc: là nghĩa ban đầu của từ.

- Nghĩa chuyển: là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

 

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám

- Giải thích:

+Hoàn hảo: tốt đẹp về mọi mặt

+Hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua

+Phú ông: người đàn ông giàu có trong làng (xã hội cũ)

+Phò mã: con rể của vua

+Thịnh nộ: nổi giận, giận dữ cao độ

+Ghẻ lạnh: thờ ơ, xa lánh

+Chứng giám: soi xét, làm chứng cho

- Cách dùng để giải thích:

+Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã

+Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích: thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám

b. Gợi ý

* Giải thích nghĩa của những từ in đậm

- Lưỡi (lưỡi gươm), dùng với nghĩa chuyển, chỉ một loại binh khí có cán ngắn, sắc và có đầu nhọn dùng để chiến đấu.

- Tay(vẫy tay): dùng với nghĩa gốc, chỉ một bộ phận trên cơ thể con người.

- Mặt, mũi (mặt mũi): dùng với nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cơ thể con người.

b) Đặt ba câu có các từ in đậm trên dùng với nghĩa khác với nghĩa vừa xác định:

- Người xưa có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để nhắc nhở mọi người cần phải suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra bất kì phát ngôn nào.

- Ông ta là một tay trống cừ khôi.

- Mặt Hồ Gươm trong xanh, êm đềm.

- Cà Mau – mũi đất xanh tươi – là mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

c. Giải thích nghĩa của những từ in đậm dưới đây

* Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói quẻ lấy chồng xem có lợi chăng,

Thầy bói gieo que nói rằng

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

- Từ lợi ở câu 1 nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

- Từ lợi trong câu 3 là phần thịt bao quanh chân răng.

=> Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự dí dỏm, hài hước cho bài ca dao.

* Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.

- Từ mùa xuân theo nghĩa gốc là một trong bốn mùa của một năm.

- Nhưng trong câu thơ trên, mùa xuân được dùng theo nghĩa chuyển tức là thời gian nhiệt huyết, tràn đầy sức sống nhất của con người, là giai đoạn đẹp nhất của đời người để chúng ta sống, làm việc, cống hiến và tận hưởng.

* Ăn cơm với cáy thì ngáy o o
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay
ngáy.

- Từ ngáy ở câu 1 là một động từ, chỉ hành động vô thức của con người diễn ra trong lúc ngủ.

- Từ ngáy trong câu 2 là một phần của từ “ngay ngáy” chỉ trạng thái lo lắng, bất an của con người.

=> Nhấn mạnh việc giàu có chưa chắc đã được bình an, vô tư, hơn những người khó khăn, nghèo khổ, đủ đầy về mặt vật chất chưa chắc đã đầy đủ về mặt tinh thần.

* Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ , ruột đau chín
chiều.

- Từ chiều ở câu 1 là một trạng từ chỉ thời gian, là một thời điểm trong ngày.

- Từ chiều ở câu 2 là một danh từ chỉ phương hướng.

=> Bộc lộ nỗi lòng của người con, buổi chiều cũng là lúc người con cảm thấy cô đơn, buồn tủi nhất khi nghĩ về mẹ, về gia đình, đau “chín chiều” là chiều nào cũng đau buồn, nỗi buồn ở mọi ngã rẽ trong tâm hồn người con.

3. Tổng kết

- Khi giải thích nghĩa của một từ, chúng ta cần chọn cách giải thích cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu làm sáng rõ nghĩa của từ đó.

- Khi giải thích từ ngữ, cần tránh giải thích bằng chính các từ ngữ cũng cần phải giải thích. Trong trường hợp không thể sử dụng các từ ngữ khác nhau để giải thích mà buộc phải dùng lại như vậy thì nên lưu ý trật tự của từ ngữ giải thích.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập cách giải thích nghĩa của từ.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Tạo lập đoạn văn theo chủ đề trong đó có sử dụng những từ theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

- Giải thích được từ ngữ trong câu thơ, câu văn, phân tích được tác dụng trong việc diễn đạt.

  1. Tổ chức thực hiện

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 3 TH tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)

Chat hỗ trợ
Chat ngay