Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 3: Lạm phát

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Lạm phát . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

BÀI 3: LẠM PHÁT

 (15 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Thế nào là lạm phát? Kể tên các nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát?

Trả lời

- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong thời gian nhất định.

- Nguyên nhân:

+ Chi phí sản xuất tăng cao.

+ Cầu tăng cao.

+ Phát hành thừa tiền trong lưu thông.

Câu 2: Căn cứ vào mức độ lạm phát, liệt kê và nêu đặc điểm của các loại hình lạm phát ở nước ta?

Trả lời:

Các loại hình lạm phát:

- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%).

- Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%).

- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1 000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 3: Lạm phát gây ra những hậu quả gì đối với nền kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Hậu quả của lạm phát:

- Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng.

+ Giá cả các hàng hoá không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hoá, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hoá tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.

- Giá cả hàng hoá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút.

+ Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bắp bênh, gặp nhiều khó khăn.

+ Lạm phát tăng cao, kéo dài có thê gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,...

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Chỉ số CPI là gì? Nêu cách xác định tỉ lệ lạm phát thông qua chỉ số này.

Trả lời:

- Chỉ số CPI là chỉ số giá tiêu dùng để đo giá cả một số lượng lớn hàng hoá, dịch vụ thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dịch vụ y tế, giáo dục, năng lượng, nhà ở,… đối với mức tiêu dùng trung bình trong một thời gian nhất định.

- Cách xác định:

Tỉ lệ lạm phát =  x100%

Trong đó:

: Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm hiện tại

: Chỉ số giá tiêu dùng ở thời điểm cần so sánh

Câu 2: Ở mỗi mức độ lạm phát, nền kinh tế - xã hội nước ta bị tác động như thế nào?

Trả lời:

Tác động của các loại hình lạm phát đến nền kinh tế - xã hội nước ta:

- Lạm phát vừa phải: Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

- Lạm phát phi mã: Gây bất ổn nghiêm trọng đến nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

- Siêu lạm phát: Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Câu 3: Tại sao chi phí sản xuất tăng cao, cầu tăng cao và phát hành thừa trong lưu thông là ba nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát?

Trả lời:

- Chỉ phi sản xuất tâng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất (như: xăng, dầu, điện, nguyên liệu....) đẩy chi phi sản xuất tăng cao khiến giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tăng gây lạm phát.

- Cầu tâng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây lạm phát.

- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hoá, làm giá cá hàng hoá leo thang gây lạm phát.

Câu 4: Theo em, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát?

Trả lời:

Nhà nước có vai trỏ quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát:

- Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép.

- Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đây lùi lạm phát như: tăng lãi suất, giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ thu nhập cho người gặp khó khăn, tăng cường quản lí thị trường, chống đầu cơ tích trữ hàng hoá, sử dụng dự trữ quốc gia đề bình ổn cung - cầu, bình ổn giá trên thị trường,…

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  1. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
  2. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc tăng 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
  3. Tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo ngày càng nghèo hơn.
  4. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.

Trả lời:

  1. Đồng tình vì lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong thời gian nhất định.
  2. Không đồng tình vì việc nhà nước tăng thuế không những không hỗ trợ được mà còn khiến các doanh nghiệp rơi vào khó khăn: thiếu chi phí sản xuất, không có lợi nhuận,…
  3. Đồng tình vì tình trạng lạm phát khiến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Nhiều người dễ bị mất việc, không có thu nhập,…
  4. Không đồng tình vì tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình lạm phát phi mã (10% - 1.000%)

Câu 2:  Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không? Vì sao?

  1. Tình trạng lũ lụt, hạn hán,… keo dài.
  2. Các ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi, lãi xuất tái chiết khấu,…
  3. Giá xăng dầu tăng.
  4. Tăng cường sản xuất kinh doanh.

Trả lời:

  1. Các tình trạng thời tiết cực đoạn sẽ khiến nguồn lương thực, thực phẩm trở nên khan hiếm ® Chi phí sản xuất tăng cao ® Giá cả của nhiều loại hàng hoá tăng ® Lạm phát tăng.
  2. Việc các ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi, lãi xuất tái chiết khấu,… sẽ thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn ® Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông ® Hạn chế lạm phát.
  3. Giá xăng dầu tăng kéo theo giá cước taxi, các dịch vụ vận chuyển,… tăng ® Giá hàng hoá (thịt, rau củ quả,…), nông sản tăng ® Lạm phát tăng.
  4. Việc tăng cường sản xuất giúp đảm bảo lượng cung ngang bằng hoặc không thấp hơn quá nhiều so với mức cầu ® Giảm tỉ lệ lạm phát.

 Câu 3: Em hãy phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong trường hợp sau

Tại quốc gia T, nhu cầu du lịch vào dịp cuối năm rất lớn nên nhu cầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dần. Đồng thời, do ảnh hưởng thị trường thế giới, giá xăng trong nước cũng được điều chỉnh tăng qua nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Điều này làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng cao, tạo sức ép lớn lên tỉ lệ lạm phát ở quốc gia này.

Trả lời:

Nguyên nhân gây ra lạm phát trong trường hợp trên:

- Nhu cầu du lịch cuối năm lớn.

- Nhu cầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ và giá nguyên liệu tăng.

- Giá xăng tăng làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

à Giá cả hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng cao.

Câu 4: Lạm phát tăng gây hậu quả gì cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp sau

Doanh nghiệp A chuyên cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp M trong nhiều năm qua. Gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng giá nhập khẩu tăng làm cho giá cả các hàng hoá, dịch vụ đồng loạt tăng theo tạo sức ép lên tình hình lạm phát trong nước. Lo ngại cho sự đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp M thúc giục doanh nghiệp A nhanh chóng kí hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho sáu tháng cuối năm. Nhưng doanh nghiệp A yêu cầu tăng giá lên 40% thì hợp đồng mới thực hiện được. Chủ doanh nghiệp M buồn bã, chia sẻ: “Chắc phải tạm ngưng sản xuất thôi".

Trả lời:

Hậu quả mà lạm phát gây ra cho

- Doanh nghiệp: sản xuất đình trệ, thiếu nguyên liệu đầu vào, khó khăn trong việc chi trả, thanh toán, thậm chí có khả năng phải giải thể.

- Cho người lao động: thu nhập thực tế giảm, đời sống khó khăn, có thể bị thất nghiệp khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự.

 Câu 5: Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế của gia đình em?

Trả lời:

Ảnh hưởng khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định đến gia đình em:

- Các nhu cầu cơ bản về sinh hoạt, ăn uống,… không được đáp ứng.

- Gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản chi tiêu.

- Giảm khả năng tiết kiệm.

- Cuộc sống gia đình có thể bị đảo lộn do phải thắt chặt chi tiêu.

Câu 6: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Vì sao?

  1. Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ để kiếm lời.
  3. Lợi dụng tình hình kinh tế không thuận lợi để định giá mua, giá bán hàng hoám dịch vụ bất hợp lí.
  4. Đầu cơ, găm hàng chờ lên giá để trục lợi.

Trả lời:

- Hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát: b, c, d.

- Giải thích:

+ Công dân có trách nhiệm chấp hành và ủng hộ những hành vi tuân thủ chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

+ Có thái độ lên án, phê phán, tẩy chay những cá nhân, doanh nghiệp có hành vi phạm vi phạm chủ trương, chính sách mà Nhà nước đã đề ra.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em đánh giá như thế nào về chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh để kiểm soát, kiềm chế lạm phát của Nhà nước và có nhận xét gì về việc làm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện D trong trường hợp sau:

Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ thúc đẩy sản xuất – kinh doanh thông qua chính quyền địa phương. Huyện D nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đã nhanh chóng tổ chức tổ công tác khảo sát theo đúng quy trình và trao tận tay các doanh nghiệp gặp khó khăn số tiền 1,5 tỉ đồng giúp họ theo kịp vụ cá đầu năm.

Trả lời:

- Chính sách hỗ trợ sản xuất – kinh doanh của Nhà nước được xem là rất tích cực và có hiệu quả để kiểm soát, kiềm chế lạm phát.

+ Ngoài ra, việc thực hiện hỗ trợ thông qua chính quyền địa phương sẽ giúp các công việc trở nên có trình tự, rõ ràng và nhanh chóng đến tay người dân.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện D đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình bằng việc tổ chức tổ công tác khảo sát theo đúng quy trình và trao tận tay các doanh nghiệp gặp khó khăn số tiền 1,5 tỉ đồng giúp họ theo kịp vụ cá đầu năm.

Câu 2: Nêu khoản a, b trong Điều 1, Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành?

Trả lời:

Điều 1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

  1. a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
  2. b) Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 3: Lạm phát

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay