Nội dung chính Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 3: Lạm phát

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 3: Lạm phát sách Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

BÀI 3. LẠM PHÁT

I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LẠM PHÁT VÀ CÁC LOẠI LẠM PHÁT

1. Tìm hiểu khái niệm lạm phát

- Khái niệm lạm phát:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế  (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.

2. Tìm hiểu các loại lạm phát

- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0%-dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.

- Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10%-1000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt.

- Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

 

II. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT

- Chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.

- Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng gây tăng lạm phát.

- Phát hành thừa tiền trong lưu thông: khi lượng tiền phát hành quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hóa leo thang gây lạm phát.

III. TÌM HIỂU HẬU QUẢ LẠM PHÁT

- Đối với nền kinh tế:

+ Làm tăng chi phí sản xuất, đẩy giá thành lên cao.

+ Tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái.

+ Dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hóa, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hóa tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.

- Đối với đời sống xã hội:

+ Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút, các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ bị tiết chế, giảm thiểu lại.

+ Do quy mô sản xuất bị thu hẹp, nên nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn.

IV. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ LẠM PHÁT

- Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép.

- Đưa ra chính sách, biện pháp và sử dụng các công cụ điều tiết để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát.

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 3: Lạm phát

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay