Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Giáo án Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực sách Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG IV: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

BÀI 18: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC. MOMENT LỰC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Thực hiện được thí nghiệm và lấy được ví dụ trong thực tế để mô tả tác dụng làm quay của lực.
  • Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.
  • Trình bày được quy tắc moment lực.
  • Xác định được độ lớn của lực, khoảng cách từ lực đến trục quay để vật cân bằng.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về tác dụng quay của lực, moment lực
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả tác dụng làm quay của lực
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các vấn đề liên quan đến tác dụng làm quay của lực, moment lực
  • Năng lực riêng
  • Thực hiện được thí nghiệm nghiệm để mô tả tác dụng làm quay của lực
  • Kết hợp được các kiến thức trong đã học về tác dụng quay của lực để giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn ; xác định được độ lớn, khoảng cách từ lực đến trục quay để vật cân bằng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Nâng cao tính trung thực trong việc thu thập số liệu, xử lí thông tin và báo cáo kết quả trong học tập.
  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thói quen hợp tác trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8.
  • Thiết bị thí nghiệm tác dụng làm quay của lực (Hình 18.1 SGK): giá đỡ, thanh ngang, khối trụ kim loại có mốc, lực kế
  • Các hình ảnh về tác dụng lực vào cánh của, vặn bulông bằng cờ lê,...
  • Phiếu học tập
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến tác dụng làm quay của lực, moment lực  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
  3. Nội dung: Tổ chức HS thảo luận về các câu hỏi trong phần khởi động của bài học, từ đó bước đầu GV hình thành cho HS về điều kiện tác dụng làm quay vật của lực.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu các nhận xét ban đầu khi nào tác dụng lực có thể làm quay vật, khi nào tác dụng lực không làm quay vật

 

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt vào vấn đề cần nghiên cứu: Ở lớp 6, các em đã được học về tác dụng lực là làm biến dạng và thay đổi chuyển động của vật. Trong thực tế, ngoài chuyển động tịnh tiến, vật còn có chuyển động quay nên lực còn có tác dụng làm quay một vật. Cánh cửa quay quanh trục là hiện tượng gần gũi với đời sống của các em.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong phần khởi động của bài học: Tại sao khi đẩy cửa, tay ta đặt xa các bản lể của cánh cửa (hình a) thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề (hình b)

- GV yêu cầu HS nêu nhận xét ban đầu khi nào tác dụng lực có thể làm quay vật, khi nào tác dụng lực không làm quay vật

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS tự do phát biểu, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: tìm hiểu về tác dụng làm quay của lực

  1. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để rút ra nhận xét và kết luận khi nào một lực có thể làm quay vật? Khi nào tác dụng lực không làm quay vật? Bước đầu nhận xét tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào yếu tố nào?
  2. Nội dung: GV HS Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm ở Hình 18.1 SGK và tiến hành làm thí nghiệm theo yêu cầu để trả lời các câu hỏi nêu trong bài và ghi vào vở.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm mô tả tác dụng làm quay của lực
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm ở Hình 18.1 SGK và tiến hành làm thí nghiệm theo các bước trong SGK – tr76

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi trong SGK – tr76

+ Treo quả nặng vào vị trí nào thì thanh quay, vào vị trí nào thì thanh không quay?

+ Mô tả tác dụng làm quay của lực khi treo quả nặng vào điểm A, điểm C

- Từ thí nghiệm trên, GV yêu cầu HS đưa ra nhận xét về tác dụng làm quay của một lực lên vật có trục quay.

à Nhận xét: khi lực tác dụng có phương không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật. Tác dụng làm quay vật của lực phụ thuộc khoảng cách từ phương của lực đến trục quay và độ lớn của lực tác dụng.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát hình 18.2, thảo luận trả lời câu hỏi phần hoạt động SGK – tr77: Lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như ở Hình 18.2. Đường chứa mũi tên biểu diễn lực còn gọi là giá của lực. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?

à GV lưu ý với HS khái niệm về giá của lực (đường thẳng trùng với phương của lực)

- GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK – tr77

C1. Vị trí tác dụng lực nào trong Hình 18.3 có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó? Vị trí nào làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó?

C2. Lực tác dụng ở vị trí nào có thể làm cho tay nắm cửa quay dễ dàng hơn?

- GV nhận xét và kết luận về trường hợp lực có thể làm quay vật 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về lực có thể làm quay vật  

- Thảo luận trả lời các câu hỏi và bài tập trong mục I SGK – tr76, 77

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm mô tả lực có thể làm quay vật

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Lực có thể làm quay vật

* Thí nghiệm 

- Treo vật vào vị trí A, B, C thì làm quay thanh ngang, treo vật vào vị trí O thì thanh sẽ không quay.

- Cùng một vị trí treo vật, quả nặng có khối lượng lớn hơn sẽ làm thanh quay nhiều hơn.

- Cùng một quả nặng, nếu treo vật ở vị trí xa trục quay hơn thì sẽ làm quay thanh nhiều hơn.

* Nhận xét:

- Khi lực tác dụng có phương không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.

- Tác dụng làm quay vật của lực phụ thuộc khoảng cách từ phương của lực đến trục quay và độ lớn của lực tác dụng

Trả lời hoạt động (SGK – 77)

Trường hợp 18.2c lực tác dụng có giá không song song và không cắt trục quay có tác dụng làm quay cánh cửa.

Trả lời câu hỏi (SGK – 77)

C1. Vị trí tác dụng lực trong Hình 18.3 SGK có thể làm cho tay cầm quay quanh trục của nó là vị trí B, C. Vì lúc này, giá của lực tác dụng không cắt trục quay.

Vị trí tác dụng lực không làm cho tay cầm quay quanh trục là vị trí A: Giá của lực cắt trục quay thì không làm cho vật quay quanh trục.

C2. Vị trí tác dụng lực C sẽ làm cho tay cầm quay dễ dàng hơn, vì lúc này khoảng cách từ giá của lực đến trục quay lớn hơn.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về moment lực  

  1. Mục tiêu: HS nêu được tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tiến hành làm thí nghiệm, đọc SGK để hiểu định nghĩa của moment lực rồi yêu cầu HS trình bày. Sau đó trả lời các câu hỏi trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm tìm hiểu về moment lực
  4. Tổ chức thực hiện :

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 600k/học kì - 700k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IV. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 30: Khái quát về cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 31: Hệ vận động ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 34: Hệ hô hấp ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 35: Hệ bài tiết ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 38: Hệ nội tiết ở người
Chat hỗ trợ
Chat ngay