Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Giáo án Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển sách Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG, ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nêu được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Lấy ví dụ minh hoạ.
  • Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tại chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng; thí nghiệm chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí)..
  • Năng lực riêng
  • Thực hiện thí nghiệm để khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng; thí nghiệm chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.
  • Kết hợp được các kiến thức trong đã học áp suất khí quyển để giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).
  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8.
  • Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :
  • Bộ thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó
  • Bộ thí nghiệm chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tiễn rằng trên nắp bình đựng nước phải có một lỗ nhỏ để định hướng HS vào vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả đổi, phát biểu ý kiến để định hướng HS và nội dung của bài học
  4. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần nghiên cứu trong bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Vì sao muốn nước trong bình có thể chảy ra khi mở vòi thì trên bình phải có một lỗ nhỏ?

- GV yêu cầu HS trao đổi, phát biểu ý kiến

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS tự do phát biểu, GV nhận xét và định hướng HS vào nội dung của bài học: Bài 16: Áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của áp suất chất lỏng

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó thông qua thí nghiệm
  2. Nội dung: GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo SGK và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó.
  3. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm về tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước trong SGK

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi:

1. Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ điều gì?

2. Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình có thay đổi không?

3. Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình thay đổi như thế nào?

- GV chốt lại kết luận về tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó

- GV giới thiệu 1 số VD trong thực tế cho HS thấy được vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

+ Đê chắn nước thường có bề ngang ở phần đáy lớn hơn nhiều so với trên mặt đê

+ Khi lặn sâu những người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu áp suất lớn

- GV chiếu video về tàu ngầm KRI Nanggala – 402 Indonesia bị vỡ do áp suất của nước (link video)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Áp suất chất lỏng

* Thí nghiệm 1 (SGK)

Trả lời câu hỏi (SGK – 68)

C1. Các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 SGK, chứng tỏ áp suất chất lỏng tác dụng vào màng cao su làm nó bị lõm vào.

C2. Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu, áp suất chất lỏng tác dụng lên bình không thay đổi.

C3. Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến vị trí Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình tăng lên.

* Kết luận

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi phương

  1. Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm hoặc mô hình thí nghiệm để HS thấy được áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi hướng.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức để HS được làm thí nghiệm/ xem video, hình ảnh để thấy được áp suất tác dụng vào chất lỏng được chất lỏng truyền nguyên vẹn theo mọi hướng.

- GV giới thiệu với HS về máy nén thủy lực

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm tìm hiểu áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi phương; các ví dụ về thiết bị hoạt động dựa trên ứng dụng chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất theo mọi phương
  2. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 600k/học kì - 700k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IV. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 30: Khái quát về cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 31: Hệ vận động ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 34: Hệ hô hấp ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 35: Hệ bài tiết ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 38: Hệ nội tiết ở người
Chat hỗ trợ
Chat ngay