Giáo án KHTN 8 kết nối Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Giáo án Bài 29: Sự nở vì nhiệt sách Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 29: SỰ NỞ VÌ NHIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
  • Nêu được một số ví dụ trong đời sống về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.
  • Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích một số hiện tượng có liên quan trong thực tế đời sống.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về sự nở vì nhiệt
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm chứng tỏ các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt
  • Năng lực riêng
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
  • Kết hợp được các kiến thức trong đã học về sự nở vì nhiệt trong việc giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8.
  • Bộ dụng cụ để làm các thí nghiệm trong Hình 29.1; 29.2; 29.3; 29.6 SGK
  • Phiếu kiểm tra nhanh cuối bài
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến sự nở vì nhiệt

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải thích hiện tượng nêu trong phần khởi động
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho vấn đề nghiên cứu GV đưa ra
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Tháp Eiffel bằng thép cao 324 m ở thủ đô Paris nước Pháp là tháp bằng thép nổi tiếng thế giới. Các phép đo chiều cao của tháp vào ngày 01/01/1890 và ngày 01/07/1890 cho thấy trong vòng 6 tháng tháp cao hơn thêm 10 cm. Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được? Em có thể giải thích được hiện tượng này không?

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS thảo luận nhóm giải thích hiện tượng, sau đó GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bài 29: Sự nở vì nhiệt

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết sự nở vì nhiệt của chất rắn

  1. Mục tiêu: HS phát hiện ra các đặc điểm về sự nở vì nhiệt của chất rắn thông qua thí nghiệm
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm mô tả ở Hình 91 và kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn
  3. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu về dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn trong SGK – 118

- Sau đó, GV giới thiệu lại hoạt động của dụng cụ thí nghiệm và cách thực hiện thí nghiệm

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm

+ GV yêu cầu các nhóm tổ chức và phân công nhiệm vụ trong nhóm khi làm thí nghiệm

+ GV nhắc HS cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm

+ HS tiến hành thí nghiệm trong mục I, thảo luận nhóm và ghi lại nhận xét hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi sau:

1. Từ thí nghiệm trên hãy rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất nhôm, đồng, sắt

2. Nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV chốt lại kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn

- GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK – tr119: Hai thanh kim loại đồng, sắt được ghép chặt vào nhau tạo thành một băng kép. Hãy cho biết hình dạng của băng kép sẽ thay đổi như thế nào khi.

a. Quay thanh kim loại cho mặt sắt ở dưới và hơ nóng bằng đèn cồn (Hình 29.2a). (Video TN)

 

b. Quay thanh kim loại cho mặt đồng ở dưới và hơ nóng bằng đèn cồn (Hình 29.2b). (Video TN)

- Lưu ý: GV có thể cho HS dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích dự đoán của mình trước khi làm thí nghiệm(hoặc quan sát video thí nghiệm) để kiểm tra dự đoán, nhất là đối với thí nghiệm b vì sau khi thực hiện thí nghiệm a, HS đã có đủ dữ kiện để dự đoán hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm b.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

* Thí nghiệm (SGK – tr118)

- Từ thí nghiệm trên ta nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất nhôm, đồng, sắt: Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

* Kết luận

- Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Trả lời câu hỏi (SGK – 119)

a) Băng kép cong xuống phía dưới (thanh đồng nằm ngoài vòng cong) chứng tỏ đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

b) Băng kép cong lên phía trên (thanh đồng nằm ngoài vòng cong) chứng tỏ đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

 

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhận biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng

  1. Mục tiêu: HS nhận biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng thông qua hoạt động trải nghiệm (làm thí nghiệm).
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm hình 29.3 SGK, rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất lỏng
  4. Tổ chức thực hiện :

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IV. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 30: Khái quát về cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 31: Hệ vận động ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 34: Hệ hô hấp ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 35: Hệ bài tiết ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối Bài 38: Hệ nội tiết ở người
Chat hỗ trợ
Chat ngay