Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẤU THẾ KỈ XX
Câu 1: Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Đó là nguyên nhân dẫn tới:
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Sự biến đổi về mặt tôn giáo
- Việc thực dân Anh không thể duy trì xâm lược các nước khác.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tháng 02/1912 diễn ra sự kiện gì?
- Quân Anh chiếm được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc
- Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống
- Tôn Trung Sơn tuyện thệ nhậm chức Chủ tịch nước
- Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
Câu 3: Từ đầu thế kỉ XVIII, điều gì đã làm cho Ấn Độ suy yếu?
- Sự xâm lăng của thực dân Anh và Pháp
- Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước
- Thiên tai, dịch bệnh, mất mùa
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành:
- “Miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé
- Trung tâm văn hoá và học thuật đỉnh cao trên thế giới.
- Công xưởng sản xuất vũ khí cho các nước đế quốc
- Một đất nước văn minh, tiến bộ
Câu 5: Năm 1840, thực dân Anh đã lấy cớ gì để gây chiến với Trung Quốc?
- Chính quyền Mãn Thanh không mở cửa buôn bán với thương nhân Anh.
- Thái tử Anh bị ám sát khi đang làm việc trên đất Trung Quốc.
- Chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị lên Ấn Độ vào thời gian nào?
- Giữa thế kĩ XIX
- Đầu thế kỉ XIX
- Hoàn thành xâm chiếm vào đầu thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào giữa thế kỉ XIX
- Hoàn thành xâm chiếm vào giữa thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào cuối thế kỉ XIX
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?
- Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Đông. Năm 13 tuổi, ông được người anh là tư sản Hoa kiều cho đi du học ở Nhật Bản, Mỹ, Anh. Vì thế, ông sớm có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu – Mỹ.
- Cách mạng Tân Hợi giành được thắng lợi bước đầu là do có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Cách mạng Tân Hợi đã kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.
- Cuộc cách mạng xã hội và nhất là tư tưởng của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng đến cả thế giới, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về những chính sách kinh tế của thực dân Anh thực thi ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX?
- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
- Trong nông nghiệp, chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.
- Tìm cách xây dựng các trung tâm tài chính để kiếm lợi nhiều hơn nữa từ các tầng lớp giàu có trong xã hội bản xứ.
- Công nghiệp cũng có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.
Câu 9: Tháng 10/1873 diễn ra sự kiện nào ở Indonesia?
- Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sumatra
- Khởi nghĩa nổ ra ở Đông Sumatra
- Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này
- Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Pháp đổ bộ lên vùng này.
Câu 10: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hong Kong của chính quyền Mãn Thanh nằm trong:
- Hiệp ước Nam Kinh
- Hiệp ước Bắc Kinh
- Hoà ước Quảng Tây
- Hoà ước Biển Đông
Câu 11: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, về chính trị, thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để:
- Đưa Ấn Độ vào khối Thịnh vượng chung Anh.
- Thực thi chính nghĩa và giải quyết vấn đề hoà bình giữa các dân tộc.
- Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Đâu là nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911)?
- Vua nhà Thanh thoái vị, đất nước hoàn toàn rơi vào tình trạng thuộc địa, nhân dân đói khổ, cùng cực, cả các nhà tư sản dân tộc cũng không còn cơ hội phát triển, điều này đã khiến nhân dân nổi dậy.
- Chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc, điều này gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân.
- Tôn Trung Sơn, lãnh tụ của cuộc cách mạng dân tộc, bị chính quyền các nước đế quốc ám hại, khiến cho lòng dân căm phẫn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Sự kiện “Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Philippines, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.” diễn ra vào thời gian nào?
- 1872
- 1890 – 1895
- 1896 – 1898
- Đầu thế kỉ XX
Câu 14: Ngày 10/10/1911 diễn ra sự kiện gì?
- Cách mạng bùng nổ ở Vũ Xương
- Viên Thế Khải thay thế Tôn Trung Sơn
- Quân Anh thua trận.
- Quân Pháp thua trận.
Câu 15: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là:
- Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1880 – 1925)
- Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1931 – 1938)
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?
- Đầu thế kỉ XIX
- Cuối thế kỉ XIX
- Đầu thế kỉ XX
- Cuối thế kỉ XX
Câu 17: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như:
- Một cuộc cách mạng công nghiệp
- Một cuộc cách mạng tư sản
- Một cuộc cách mạng vô sản
- Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 18: Ở Campuchia, cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo vào cuối thế kỉ XIX đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại lớn?
- Acha Soa
- Pucombo
- Hoàng thân Si Votha
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Câu nào không đúng về tình hình các nước nhảy vào xâu xé Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX?
- Đức chiếm vùng Sơn Đông
- Anh chiếm vùng Bắc Kinh, Thiên Tân
- Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc
- Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông
Câu 20: Vào nửa sau thế kỉ XIX ở Đông Nam Á, nước nào vẫn giữ được nền độc lập tương đối?
- Myanmar
- Singapore
- Thái Lan
- Brunei
Câu 21: Thiên hoàng Minh trị tên là gì?
- Mutsuhito
- Naruhito
- Fumio Kishida
- Masako
Câu 22: Ở nửa đầu thế kỉ XIX, Philippines là thuộc địa của:
- Pháp
- Anh
- Mỹ
- Tây Ban Nha
Câu 23: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thay mặt Chính phủ Anh ở Ấn Độ là:
- Một Thủ tướng và 6 bộ thành viên, có quyền lực chi phối toàn bộ lĩnh vực xã hội và kinh tế.
- Một Phó vương và một hội đồng điều hành gồm 5 uỷ viên, có quyền lực như một chính phủ
- Một Tư lệnh và một đảng Bảo thủ gồm 10 thành viên chính.
- Một Tư lệnh và một đảng Tự do gồm 10 thành viên chính
Câu 24: Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành:
- Một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
- Một nước phong kiến hoàn toàn
- Một nước thuộc địa hoàn toàn
- Một nước độc lập hoàn toàn
Câu 25: Năm 1885, Anh hoàn thành xâm chiếm:
- Myanmar
- Malaysia
- Indonesia
- Timor Leste.
=> Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX