Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Năm 1882 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Trưa ngày 3 – 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
  2. Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy.
  3. Chiều 18 – 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là một chính sách về chính trị ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

  1. Việt Nam bị chia thành ba miền với ba chế độ cai trị giống nhau.
  2. Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
  3. Thiết lập một chính phủ nguỵ quyền với quyền lực tối cao thuộc về những người thân Pháp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ở thời nhà Nguyễn?

  1. Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
  2. Triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
  3. Đến thời Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...
  4. Khoảng năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ “Đại Việt nhất thống toàn đồ” thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Câu 4: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  1. 30 tỉnh và 1 phủ
  2. 14 phủ và 1 thành
  3. 18 lộ và 2 phủ
  4. 63 tỉnh thành

Câu 5: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?

  1. Bệnh nặng, tuổi cao
  2. Bị tay sai Pháp giết hại
  3. Bị thương nặng trong khi tham chiến
  4. Bị tai nạn

Câu 6: Ai là người chỉ huy của khởi nghĩa Bãi Sậy?

  1. Phan Đình Phùng
  2. Tôn Thất Thuyết
  3. Đề Thám
  4. Nguyễn Thiện Thuật

Câu 7: Tháng 4 – 1882, quân Pháp lấy cớ gì để đổ bộ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành?

  1. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Nhâm Tuất
  2. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất
  3. Hiệp ước Nam Kì bị huỷ bỏ
  4. Hiệp ước Bắc Kì bị huỷ bỏ

Câu 8: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho:

  1. Cách mạng tháng Tám (1945)
  2. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
  3. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê không bao gồm:

  1. Các huyện miền Tây Thanh Hoá
  2. Nghệ An
  3. Bắc Giang
  4. Quảng Bình

Câu 10: Cuối năm 1873, thực dân Pháp cử ai đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội?

  1. Ph. Garnier
  2. Espe’rance
  3. Christian de Castries
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Năm 1884, tại Yên Thế (Bắc Giang), một cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) với mục tiêu chủ yếu là:

  1. Giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do
  2. Khôi phục triều Tây Sơn
  3. Tiêu diệt quân Pháp, loại bỏ tư sản Pháp ra khỏi Việt Nam, chấn hưng nền công nghiệp quốc gia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?

  1. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
  2. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
  3. Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
  4. Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.

Câu 13: Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp vào đầu thế kỉ XX đã làm cho tình hình Việt Nam biến đổi như thế nào?

  1. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa tư sản Việt với tư sản Pháp, giữa vô sản Việt với vô sản Pháp.
  2. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  3. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là kinh tế và chính trị.
  4. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một quốc gia hùng mạnh với hai trụ cột của đất nước là giáo dục và văn hoá.

Câu 14: Khởi nghĩa Hương Khê bắt đầu vào năm nào?

  1. 1883
  2. 1885
  3. 1892
  4. 1896

Câu 15: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiếp tục chuẩn bị thực hiện kế hoạch đánh chiếm:

  1. Bắc Kì, Trung Kì
  2. Hà Nội, Hải Phòng
  3. Bắc Kì và miền bắc Lào
  4. Trung Kì và miền đông Campuchia

Câu 16: Chính sách nào sau đây về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là không đúng?

  1. Phân ruộng đất cho người dân, xây dựng các nông trường cung cấp việc làm cho nhân dân.
  2. Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...
  3. Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
  4. Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.

Câu 17: Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất năm nào?

  1. 1860
  2. 1862
  3. 1864
  4. 1868

Câu 18: Vì sao từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông?

  1. Vì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước này phát triển mạnh làm gia tăng nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực
  2. Vì các nước này muốn làm bá chủ thế giới.
  3. Vì các nước này muốn đến để khai hoá văn minh cho các nước phương Đông, vốn nghèo đói, lạc hậu, cổ hủ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Thực dân Pháp phải thực hiện chiến lược nào mới có thể làm suy yếu khởi nghĩa Hương Khê?

  1. Tập trung binh lực nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân
  2. Mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi, căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa
  3. Sử dụng các loại tiêm kích tối tân và tên lửa hành trình
  4. Cả A và B.

Câu 20: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  1. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
  2. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất
  3. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân
  4. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát

Câu 21: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:

  1. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
  2. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
  3. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?

  1. Du kích
  2. Đánh trực diện
  3. Loạn tiễn
  4. Mua chuộc đối phương

Câu 23: Đâu không phải một nhà thơ ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  1. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  2. Nguyễn Du
  3. Hồ Xuân Hương
  4. Cao Bá Quát

Câu 24: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?

  1. Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.
  2. Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.
  3. Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về Phan Châu Trinh?

  1. Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
  2. Ông từng đỗ Phó bảng và được bổ dụng một chức quan trong triều đình, nhưng sau một thời gian ngắn, ông đã từ quan về quê, dốc lòng hoạt động cứu nước.
  3. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
  4. Cuộc vận động Duy tân thất bại do chỉ tập trung vào vấn đề cách mạng.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay