Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

  1. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
  2. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
  3. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp
  4. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế

Câu 2: Ngày 20/11/1874 diễn ra sự kiện nào?

  1. Binh sĩ triều đình tấn công quân Pháp ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)
  2. Các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) chịu thất bại trước quân Pháp.
  3. Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy.
  4. Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Câu 3: Năm 1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.
  2. Tháng 2, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra.
  3. Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
  4. Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.

Câu 4: Cuộc cách mạng nào đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành?

  1. Cách mạng tư sản Anh
  2. Cách mạng tư sản Pháp
  3. Cách mạng công nghiệp
  4. Cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 5: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ luật nào?

  1. Quốc triều hình luật
  2. Bộ luật Hình thư
  3. Hoàng Việt luật lệ
  4. Bộ luật Hồng Đức

Câu 6: Sự kiện “Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.” diễn ra năm nào?

  1. 1855
  2. 1856
  3. 1857
  4. 1858

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?

  1. Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Công giáo yêu nước, quê ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
  2. Năm 1860, khi có dịp qua Rô-ma và Pa-ri, ông chú ý khảo sát kinh tế và văn hoá phương Tây.
  3. Ban đầu khi sang phương Tây, ông định ở lại nhưng vì lòng yêu nước, ông đã trở về.
  4. Ông đã đệ trình vua Tự Đức 14 bản điều trần, trong đó có Tế cấp bắt điều (Tám điều cấp bách), nêu lên một hệ thống vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.

Câu 8: Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?

  1. Long Biên (Hà Nội)
  2. Tràng Tiền (Huế)
  3. Bãi Cháy (Quảng Ninh)
  4. Bình Lợi (Sài Gòn)

Câu 9: Đâu là tình hình cuối Triều Tây Sơn?

  1. Mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu
  2. Đất nước thanh bình, phát triển vững mạnh nhưng nội bộ triều đình mâu thuẫn sâu sắc, vua Quang Trung bất lực.
  3. Vua Quang Toản lên ngôi, không lo triều chính, chơi bởi rượu chè, nông dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: “Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh xã hội phân hoá sâu sắc thì các tư tưởng dân chủ vô sản ở châu Á được truyền bá vào Việt Nam. Hơn nữa, tác động của trào lưu duy tân ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, cũng tác động mạnh đến tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam. Những trí thức Nho học tiến bộ đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…”

Ý nào không trong đoạn trên?

  1. Các tư tưởng được truyền bá vào Việt Nam đúng phải là tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu.
  2. Trào lưu duy tân đúng phải là chỉ có ở Việt Nam.
  3. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh không phải là những người thực hiện vận động cứu nước theo khuynh hướng mới.
  4. Không có ý nào.

Câu 11: Sự kiện “Quân Pháp toả đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều tỉnh thành khác.” diễn ra năm nào?

  1. 1882
  2. 1883
  3. 1884
  4. 1885

Câu 12: Hội hoạ nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật với:

  1. Các dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống,…
  2. Tranh bị ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mỹ của Pháp
  3. Tranh sơn dầu
  4. Cả A và B.

Câu 13: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  1. Kinh thành Huế
  2. Chùa Thiên Mụ
  3. Đình làng Đình Bảng
  4. Chùa Một Cột

Câu 14: Những đề nghị cải cách nửa sau thế kỉ XIX:

  1. Được thực hiện triệt để.
  2. Không được thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần rất nhỏ
  3. Mang thái độ cực đoan.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Với Hiệp ước nào thì thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất
  2. Hiệp ước Giáp Tuất
  3. Hiệp ước Hác-măng
  4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Câu 16: Câu nào nói đúng về giai đoạn 1888 – 1896 của khởi nghĩa Hương Khê?

  1. Là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  2. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
  3. Là giai đoạn nghĩa quân suy yếu hoàn toàn do chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Vào đầu thế kỉ XX, văn hoá vùng nào du nhập ngày cạng mạnh vào nước ta?

  1. Văn hoá phương Đông
  2. Văn hoá phương Tây
  3. Văn hoá Tây Á
  4. Văn hoá Đông Á

Câu 18: Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết:

  1. Vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc
  2. Vẫn muốn cướp ngôi nhà Nguyễn
  3. Vẫn đứng về phe thân Pháp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Nội dung nào không có trong bản Hiệp ước Nhâm Tuất?

  1. Triều đình thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
  2. Triều đình phải bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc)
  3. Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp.
  4. Pháp sẽ đưa Việt Nam thành một nước hùng mạnh nếu triều đình Nguyễn nhường ngôi cho quan chức Pháp.

Câu 20: Câu nào sau đây nói đúng về việc ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

  1. Năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm thư kí trên một chiếc du thuyền của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây và sau đó qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
  2. Năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp trên một chiếc tàu buôn của Pháp, bắt đầu hành trình sang phương Tây và sau đó qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
  3. Năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành với những đồng tiền ít ỏi của mình, bắt đầu hành trình sang Nga để đi tìm Lenin và Karl Marx
  4. Năm 1901, Nguyễn Tất Thành rời Hà Nội sang Nhật Bản và Trung Quốc để tìm kiếm lực lượng, xây dựng căn cứ quân sự, chuẩn bị phản công.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về khởi nghĩa Ba Đình?

  1. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê được xây dựng thành pháo đài chống giặc.
  2. Lãnh đạo chủ chốt là Nguyễn Hữu Cần và Hoàng Công Chất.
  3. Nghĩa quân gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái tham gia.
  4. Tháng 1 – 1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ. Bị tổn thất nặng, cuối cùng nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá) chiến đấu thêm một thời gian nữa rồi tan rã.

Câu 22: Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5 – 7 – 1885), Tôn Thất Thuyết đã:

  1. Dâng thủ cấp vua Hàm Nghi ra đầu hàng
  2. Đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở
  3. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
  4. Chống lại quân địch trong vô vọng

Câu 23: Nội dung chính của bản Hiệp ước Giáp Tuất là gì?

  1. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
  2. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Bắc Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
  3. Triều đình không được can thiệp vào việc đánh Pháp của dân chúng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Tầng lớp nào chiếm đa số trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX?

  1. Nông dân
  2. Tiểu tư sản
  3. Học sinh, sinh viên
  4. Công nhân

Câu 25: Mục đích của chiếu Cần vương là gì?

  1. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước
  2. Kêu gọi nhân dân nước Pháp đứng ra làm chủ chính nghĩa, yêu cầu quân Pháp về nước.
  3. Nhằm giúp vua thoát khỏi tình cảnh bị địch truy đuổi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 kết nối Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay