Giáo án Mĩ thuật 5 chân trời bản 1 Bài 2: Sáng tác truyện tranh
Giáo án Bài 2: Sáng tác truyện tranh sách Mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo (Bản 1). Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: SÁNG TÁC TRUYỆN TRANH
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được cách tạo và sử dụng hình vẽ nhân vật trong các phân cảnh để sáng tác truyện tranh.
Tạo được truyện tranh có hình một nhân vật chính trong các phân cảnh.
Chỉ ra được yếu tố chính, phụ và lặp lại trong sản phẩm mĩ thuật.
Chia sẻ được nét đẹp và giá trị của truyện tranh trong học tập và trong cuộc sống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt.
Năng lực riêng:
Nhận biết được: cách thể hiện yếu tố chính, phụ trong tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
3. Phẩm chất
Sáng tạo được truyện tranh của riêng mình, thể hiện tình yêu đối với truyện tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án Mĩ thuật 5 (Bản 1).
Hình ảnh mùa thu hoạch trên các cánh đồng.
2. Đối với học sinh
SGK Mĩ thuật 5 (Bản 1).
Vở bài tập Mĩ thuật 5 (Bản 1).
Giấy, bút vẽ, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe tên một đoan nhạc và vận động theo https://youtu.be/OmTJQVnNq5Y - GV mời 1 số HS đoán bài hát đó trong bộ phim hoạt hình nào. - GV nhận xét và chốt đáp án: Bài hát nằm trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản có tên “Nhóc Maruko”. - GV tổ chức cho HS quan sát tranh và đoán tên các bộ truyện tranh nổi tiếng thế giới. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Truyện tranh trải qua nhiều sự thay đổi cả về mặt nội dung vẫn hình thức, có sự sàn tạo và màu sắc ngày càng trở nên bắt mắt. Dù là có trải qua bao năm tháng truyện tranh vẫn luôn là một phần gắn liền không thể nào phai mờ trong kí ức tuổi thơ của mỗi thế hệ. Vậy làm cách nào để có những bộ truyện tranh mà chúng ta vẫn hay đọc? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và thực hiện trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Sáng tác truyện tranh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá Khám phá hình thức truyện tranh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình ảnh, thảo luận và chia sẻ về hình ảnh có trong mỗi phân cảnh, nội dung câu chuyện của các nhân vật và hình thức thể hiện truyện tranh. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.54: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình ảnh và cho biết: + Hình ảnh có trong mỗi phân cảnh. + Nội dung câu chuyện của các nhân vật. + Hình thức thể hiện truyện tranh. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Mỗi phân cảnh trong truyện tranh có dạng khung hình gì? + Nhân vật chính của truyện tranh thường được thể hiện với hình, màu như thế nào? + Cảnh vật trong các phân cảnh thể hiện điều gì? + Nội dung câu chuyện được thể hiện qua các phân cảnh là gì? + Hình thức thể hiện truyện tranh như thế nào? + Sự liên kết giữa các phân cảnh được thể hiện như thế nào? - GV mời đại diện lần lượt 5 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: + Hình ảnh có trong mỗi phân cảnh thể hiện hành động, tâm trạng của các nhân vật, góp phần trình bày diễn biến các sự việc trong câu chuyện. + Câu chuyện của các nhân vật:
+ Truyện tranh được thể hiện thông qua mô tả bằng nhiều hình ảnh nối tiếp khác nhau kèm những lời thoại, văn bản ngắn. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng Các bước vẽ truyện tranh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa để nhận biết các bước vẽ truyện tranh. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu, yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK tr.55. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), trả lời câu hỏi: Quan sát hình và chỉ ra các bước vẽ truyện tranh. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Theo gợi ý, để vẽ truyện tranh cần thực hiện các bước như thế nào? (4 bước). + Sau khi phác thảo ý tưởng truyện, bước tiếp theo cần làm gì? (Vẽ phác hình cho các phân cảnh) + Viết lời thoại cho câu chuyện là bước thứ mấy? (bước 3) + Các bước vẽ truyện tranh có điểm gì khác so với các bước vẽ tranh theo đề tài? (Vẽ truyện tranh cần phác thảo ý tưởng câu chuyện trước và viết lời thoại cho các phân cảnh). - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các bước vẽ truyện tranh. + Bước 1: phác thảo ý tưởng truyện. + Bước 2: vẽ phác hình cho các phân cảnh. + Bước 3: vẽ hình chi tiết và viết lời thoại cho các phân cảnh. + Bước 4: vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu, hoàn thiện truyện tranh. - GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Vẽ hình và viết lời thoại cho các khung hình có thể tạo được truyện tranh đơn giản. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo Vẽ truyện tranh về cuộc sống quanh em a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS suy nghĩ về một câu chuyện mà các em ấn tượng trong cuộc sống, xác định các phân cảnh của truyện tranh và thực hành vẽ truyện tranh theo các bước đã gợi ý. b. Cách tiến hành - GV nêu nhiệm vụ cho HS thực hiện: Suy nghĩ về một câu chuyện em ấn tượng trong cuộc sống và thực hiện bài vẽ theo gợi ý. - GV yêu cầu HS tham khảo các sản phẩm mẫu SGK tr.56. ………………………… |
- HS lắng nghe và vận động. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đoán tên.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS xem hình ảnh.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS thảo luận.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời theo gợi ý của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ. - HS quan sát hình ảnh.
|
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí giáo án
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy giáo án về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo