Giáo án ôn tập Ngữ văn 11 bài: Bài ca ngất ngưởng

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Bài ca ngất ngưởng. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI : BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

(Nguyễn Công Trứ)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Hiểu đư­ợc phong cách sống của NCT với tính cách một nhà nho và hiểu đ­ược vì sao đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.

 - Hiểu đư­ợc đúng nghĩa của khái niệm ngất ngư­ởng để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số ng­ười hiện đại.

 - Nắm đ­ược những tri thức của thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ đầu thế kỉ XIX.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nắm bắt được đặc điểm của thể hát nói

- Phân tích được nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ.

3.Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Tài liệu tham khảo

  1. Học sinh:

- Sgk, vở soạn, vở ghi.

- Các tài liệu tham khảo khác

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  3. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  4. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  5. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  6. Tổ chức thực hiện:

Dẫn dắt vào bài :

Trong lịch sử VHVN ng­ười ta thư­ờng nói đến chữ ngông : ngông như­ TĐ, ngông như­ Nguyễn Tuân, và ngông như­ NCT. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu đ­ược chữ ngông ấy của nhà thơ NCT qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng của ông.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức văn bản “Bài ca ngất ngưởng

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Bài học ca ngất ngưởng
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi

- Nhắc lại những nét chính về cuộc đời và con người NCT?

 

- Hãy cho biết đặc điểm của thể hát nói?

 

- Bài thơ này ra đời trong giai đoạn nào của cuộc đời NCT?

 

 

- Đọc thuộc lòng bài thơ, nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp

- Hs còn lại nghe, ghi lại ý chính

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I.Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả(1778 – 1858)

- Con ngư­ời:  Có tài năng và nhiệt huyết với đời.

- Cuộc đời: nhiều lận đận.

2.Tác phẩm

a. Thể loại: Hát nói

b.Hoàn cảnh sáng tác

 Khi tác giả đã về h­ưu.

c. Giá trị nghệ thuật, nội dung

 * Nội dung: con người có bản lĩnh sống mạnh mẽ, tâm hồn tự do phóng khoáng vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến

 * Nghệ thuật: Nhịp điệu tự do phóng túng, không gò bó về số tiếng, câu, vần điệu rất thích hợp với việc bộc lộ con người cá nhân

 

Hoạt động 2: Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”

  1. Mục tiêu: HS phân tích được nội dung chính của bài thơ
  2. Nội dung: HS đựa vào SGK và kiến thức giáo viên giảng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lập dàn bài cho đề văn nghị luận:

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS tự lập dàn ý, ghi vài vở

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS lên bảng viết

HS còn lại ở dưới quan sát, nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, bổ sung

II.Phân tích tác phẩm

1, Mở bài:

 - Giới thiệu tác giả, bài thơ

 - Nội dung của bài hát nói

 - Dẫn dắt đến yêu cầu đề bài

2, Thân bài

* Khái quát đầu:

- Nêu khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ: viết sau năm 1848 sau khi NCT về hưu ở quê nhà Hà Tĩnh. Cuộc sống tự do tự tại không bị gò bó bởi những luật lệ chốn quan trường khiến tác giả đã vốn ngông nay càng ngông hơn nữa.

* Phân tích:

- Câu 1: khẳng định vai trò cấ nhân gánh vác mọi việc trong trời đất→ câu thơ chữ Hán thể hiện ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của bản thân với thời cuộc.

- Câu 2: tự cho rằng việc mình làm quan là “vào lồng”→ hình ảnh ẩn dụ độc đáo chỉ cuộc sống giam hãm tù túng của một ông quan nhưng vẫn thể hiện được cái tôi đầy cá tính của bản thân. Tự xưng tên→ ý thức sâu sắc về cái tôi  của mình giữa những cái ta chung chung đại khái (hs lí giải biết rằng làm quan là vào lồng nhưng với các nhà nho xưa kia đấy là một cách để thể hiện tài năng cứu nước giúp đời).

- Các câu tiếp theo: kể về các công trạng và thành tích trong suốt thời kì làm quan trong triều. Điệp từ khi, liệt kê, ngắt nhịp ngắn đã khẳng định những tài năng cụ thể, phong phú cuẩ nhà thơ. Nhà thơ không kể chi tiết tỉ mỉ những công trạng ấy mà chỉ điểm qua cũng đủ hiểu con người khiêm tốn không thích khoe khoang, hống hách của nhà thơ ( hs so sánh chỉ cần một cái khi của ông thôi, một số kẻ cũng đủ vênh váo huênh hoang cả cuộc đời). Ông khiêm tốn giản dị, biết mình biết ta, tràn đầy niềm tự hào, kiêu hãnh về tài năng, trí tuệ của bản thân.

→ Cuộc đời con người là hành trình đi tìm chính bản thân mình nhưng trong xã hội phong kiến không cho phép họ nhận thức khẳng định cái tôicá nhân. Trong thời đại ấy, thơ NCT là lời  ngợi ca khẳng định cá tính của con người, đó là biểu hiện kín đáo của tính nhân bản , nhân văn trong ý thơ tác giả

- Ngất ngưởng cả khi về hưu: ý thức được tài năng, con người ngất ngưởng ấy còn ý thức được cả đức hạnh phẩm chất tốt đẹp của mình: không ngần ngại phô phang con người thật của mình “Đạc ngựa....” .Lối sống khác người, khác đời vô cùng độc đáo ấy nhằm tách mình ra khỏi bụi trần xô bồ xu nịnh tham danh hám lợi của thế gian. Cá tính ấy cũng là thái độ của nhà thơ khinh thị những kẻ a dua tầm thường giả dối. Mang theo các cô đầu lên chùa, Bụt cũng nực cười trước cảnh đó. Ai cười cũng mặc, ông ung dung trước những được mất của cuộc đời trước những khen chê của thế gian; Dù sống sao đi nữa ông Hi Văn vẫn dặn lòng mình “Nghĩa vua tôi...”. Giữ được cá tính nhưng vẫn hòa nhập vào cái chung đó là bản lĩnh là vẻ đẹp của sự tự tin hiếm có trên đời.

→ Những từ láy, tượng hình, điển tích, điển cố, cách ngắt nhịp, sự liên tưởng độc đáo tất cả góp phần bộc lộ lối sống phong cách sống khác người vượt ra khỏi khuôn khổ xã hội, khẳng định bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống; thể hiện tâm hồn phóng khoáng, tự do, trẻ trung; một nghệ sĩ đam mê nghệ thuật ca trù, nghệ sĩ tài hoa, một nhà nho thanh cao chân chính.

( So sánh với khí tiết như cây mai cây tùng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến; cá tính bản lính như Cao Bá Quát, Trần Tế Xương).

* Khái quát cuối:

- Đánh giá khái quát nội dung đã trình bày ở trên

- Liên hệ bản thân hoặc rút ra bài học trong cuộc sống về lối sống ngất ngưởng

3, Kết bài

* Viết đoạn kết bài

Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một cá tính có một không hai trong nền văn học VN. Thơ Nguyễn Công Trứ luôn ngất ngưởng một cái tôi ngạo nghễ song không hề tách rời cuộc sống đời thường. Bài ca ngất ngưởng đã chứng minh vẻ đẹp trong lối sống tự tại, thấu tỏ lẽ đời ấy.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,

Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên

(Trích Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)

a/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

b/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu như thế nào? Câu thơ đã thể hiện tư thế ngất ngưởng của nhà thơ ra sao?

c/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

  1. Nội dung chính của đoạn thơ: Nguyễn Công Trứ bày tỏ lối sống ngất ngưởng khi đương chức, đương quyền.
  2. Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu: Trong trời đất, không có việc gì không phải là phận sự của ta. Câu thơ đã thể hiện quan niệm của nhà nho đầy tự tin, tự hào vào tài trí và lí tưởng của mình, một phương diện quan trọng trong phong thái ngất ngưởng của nhà thơ.
  3. Phép liệt kê: Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Đó là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn (Đứng đầu ở kinh đô).

    Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê: khẳng định niềm tự hào về một tài năng lỗi lạc, xuất chúng mà bất cứ kẻ sĩ nào thời trung đại cũng mơ ước và nể trọng. Qua đó, tác giả cũng tự cho rằng mình hơn người ở tài năng, một trong những biểu hiện đầu tiên về ngất ngưởng trong bài thơ.

Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông.

                           (“Bài ca ngất ngưởng”- Nguyễn Công Trứ- SGK Ngữ văn 11)

Câu 1.Bài thơ trên được viết theo thể  nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 2. Hãy nói về ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” trong bài thơ ?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 3. Những thủ pháp nghệ thuật chính được nhà thơ sử dụng trong tác phẩm?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Câu 4. Bài thơ gửi gắm đến người đọc điều gì?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

Câu 1:

Bài thơ được viết theo thể hát nói.

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự.

Câu 2:

Ngất ngưởng:

- Nghĩa đen: Vị trí cao, không vững.

- Nghĩa văn chương: Chỉ một lối sống khác người, khác đời, luôn đặt mình lên trên thiên hạ, bất chấp khuôn phép, lề thói.

Câu 3:

Nghệ thuật: – Phép liệt kê; Điệp từ;  Các từ Hán Việt; Điển tích…

Câu 4:

Bài thơ gửi gắm đến người đọc thông điệp: Hãy sống thật với lòng mình: Phóng khoáng, rộng  mở. Sống có trách nhiệm với cuộc đời bằng  bằng sự hiến dâng nhiệt tình cho lý tưởng.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Bài cũ:

 Nắm chắc nội dung bài học: tác giả, nội dung nghệ thuật của bài thơ; phân  tích nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ.

 - Bài mới:

 Luyện đọc hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay