Giáo án ôn tập Ngữ văn 11 bài: Hầu trời
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Hầu trời. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI: ÔN TẬP VỀ BÀI THƠ HẦU TRỜI- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của Tản Đà (tư tưởng thoát li, về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ).
- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ TĐ.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích nội dung nghệ thuật của bài thơ
3.Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Tài liệu tham khảo
- GV hướng dẫn HS nắm vững nững nét cơ bản về TĐ, từ đó làm cơ sở để hiểu bài thơ.
- Học sinh:
- Sgk, vở soạn, vở ghi.
- Các tài liệu tham khảo khác
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Dẫn dắt vào bài : Vào những năm đầu của thế kỉ thứ XX, Tản Đà được coi là một gạch nối- con người của hai thế kỉ. Ông đã dạo những bản đàn đầu tiên mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa.Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một thi phẩm độc đáo của ông: Bài thơ Hầu trời
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức bài thơ Hầu trời
- Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính bài thơ Hầu trời
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm, sự nghiệp sáng tác của tác giá Tản Đà
Nêu bố cục của tác phẩm?
Gv: Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1.Tác giả(1889-1939) -Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu -Quê: Hà Tây. Quê ông nằm bên bờ sông Đà, gần chân núi Tản Viên. -“Người của hai thế kỉ”: +Học vấn: Xuất thân Hán học nhưng lại chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ. +Lối sống: Là nhà Nho nhưng tính cách phóng túng, ngông. +Thơ văn: TP chính: sgk. Chủ yếu vẫn theo các thể loại cũ nhưng nội dung cảm xúc mới. àThơ văn ông có thể xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học: Trung đại và hiện đại. -Là một nhà thơ nổi bật nhất những năm đầu thế kỉ XX. 2, Bố cục bài thơ -7 khổ đầu : Hoàn cảnh TG được đọc văn cho nhà trời. -11 khổ giữa: TG đọc văn cho nhà trời nghe. -4 khổ cuối: TG từ biệt nhà trời. 3, Nội dung nghệ thuật của bài thơ a.Nội dung -Cái tôi cá nhân ngông, phóng túng và tự ý thức về tài năng, giá trị bản thân của TG. -Khát khao được khẳng định và cống hiến cho cuộc đời. b.Nghệ thuật -Thể thơ thất ngôn khá tự do. -Giọng điệu thoải mái, tự nhiên. -Ngôn ngữ sống động.
|
Hoạt động 2: Phân tích bài thơ
- Mục tiêu: HS phân tích được nội dung chính của bài thơ
- Nội dung: HS đựa vào SGK và kiến thức giáo viên giảng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv: Lập dàn ý phân tích cái tôi ngông của nhà thơ trong bài Hầu trời? Gv gợi ý hs lập dàn ý - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tự ghi lại ý chính và viết dàn bài vào vở - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi một số HS lên bảng trình bày HS ở dưới nghe và nhận xét thêm - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung | 4, Bài tập áp dụng a. Mở bài: - Tản Đà là con người của 2 thế kỉ- người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa - Là người đã cho ra đời những bài thơ tự do mở đường trước những bài thơ mới đầu tiên đến 16 năm; Ông đã đem đến nguồn cảm xúc mới mẻ của cái tôi cá nhân với ý thức về bản ngã - Một trong những thi phẩm tiêu biểu xuất sắc là bài thơ Hỗu trời in trong tập Còn chơi b. Thân bài *Khổ thơ đầu -Bằng chuyện kể về một giấc mơ. àGợi sự lôi cuốn với người đọc. àĐộc đáo, có duyên. -Tgiả mơ được lên trời để khoe thơ, phô diễn tài năng. → ý nghĩa thể hiện khát vọng được trân trọng tài năng. * 11 khổ giữa TG đọc văn cho nhà trời nghe Thái độ của tác giả +Đương cơn đắc ý đọc đã thích. +Văn dài hơi tốt tan cung mây. +Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay. +Chửa biết con in ra mấy mươi. +Văn đã giàu thay lại lắm lối. +Tự xưng tên tuổi và thân thế àRất cao hứng và có phần tự đắc, tự đề cao tài năng, phẩm chất của mình, tự coi mình là thiên sứ, là người nhà trời. à Khát vọng được trân trọng tài năng, mạnh dạn khẳng định bản ngã cái tôi cá nhân phóng túng, ý thức về tài năng và giá trị của mình, khẳng định mình giữa cuộc đời. Thái độ của Chư tiên -Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi. -Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày. -Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng. -Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay. Tốt hơn, ran cung mây, văn giàu thay lắm lối èXúc động, tán thưởng, hâm mộ. Thái độ của Trời -Văn thật tuyệt. -Chắc có ít. -Đẹp như sao băng. -Khí văn hùng như mây chuyển - Êm như gió thoảng -Đầm như mưa sa èKhen ngợi nồng nhiệt, đánh giá cao, không tiếc lời tán dương. Nhận xét -Con người nhà thơ: +ý thức rất cao về tài năng của mình , dám bộ lộ cái tôi àNgông. +Có khát vọng tự do, khát vọng một cõi tri âm; Khát vọng được trân trọng. -Giọng kể của tác giả: Đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc. -Mục đích tg thể hiện chữ ngông: Một cách phản ứng với cuộc đời bạc bẽo, cũng thể hiện cái tôi của người nghệ sĩ có trách nhiệm với đời, với công việc. * Cảm hứng hiện thực trong bài thơ (khổ 16-18) Ý nghĩa đoạn thơ -Tg nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lương mà trời giao cho: Ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời. àCũng là một cách tự khẳng định bản thân mình. -Khổ 17: Cách đối xử của cuộc đời – cái xã hội thực dân nửa phong kiến- với tác giả: Tg phải sống cơ cực, tủi hổ. àĐây cũng là số phận của phần đông những người nghệ sĩ chân chính trong xã hội đó. c. Kết bài - Đánh giá khái quát nội dung nghệ thuật của bài thơ, cái tôi ngông của nhà thơ - Liên hệ cái ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ, Tú Xương sau này đến Nguyễn Tuân |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm : HS làm các bài tập
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:
Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Trời lại phê cho: "Văn thật tuyệt! Văn trần được thế chắc có ít! Nhời văn chuốt đẹp như sao băng! Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng, tinh như sương! Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết! (Trích Hầu trời- Tản Đà, Ngữ văn 11 tập 2) a. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên ? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. b. Xác định biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong khổ thơ? Ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật ấy ? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. c. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. Ý nghĩa của các phương thức biểu đạt ấy trong việc thể hiện cái tôi của Tản Đà? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
a, thể thơ : Thất ngôn
b, Biện pháp nghệ thuật: So sánh
=> nhấn mạnh tài thơ văn độc đáo, có một không hai của tác giả
c, các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
=> Sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nhằm bộc lộ một cái tôi Tảm Đà: ngông, phóng khoáng, dám khẳng định tài năng, tự hào về tài thơ văn độc đáo, tài hoa của mình
Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:
PHIẾU BÀI TẬP 2 Phân Tích Cái Ngông Của Tản Đà Trong Bài Hầu Trời ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. |
- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.
Gợi ý đáp án:
- Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả và phong cách thơ văn.
- Hầu trời là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà ở đó người ta thấy rõ được cái chất thơ của người thi sĩ, mà nổi bật nhất làm nên giá trị đặc sắc của bài thơ là một cái "ngông" rất Tản Đà.
- Thân bài
- Nền tảng của cái "ngông" trong Hầu trời:
- Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
- Nỗi cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng khổ nỗi "Hạ giới văn chương rẻ như bèo", nên đành lòng ông phải tìm kiếm chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ.
- Tản Đà "ngông" trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe:
- Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ "Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi"
- Thi sĩ tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với chư tiên bằng việc được nhà trời săn sóc, châm trà cho "nhấp giọng" để lấy tinh thần đọc thơ.
- Tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút "Văn dài hơi tốt ran cung mây", đắc chí vì thần tiên cũng phải tấm tắc khen "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".
=> Xóa nhòa đi sự cách biệt thân phận của thần tiên và người phàm, giờ đây họ chỉ đang đứng trên bình diện thi nhân và người yêu thơ, chan hòa và gần gũi.
- Tản Đà còn mạnh dạn liệt kê hết những vốn liếng văn chương mà mình có được, vô cùng tâm đắc với thành tựu của mình chỉ muốn sao để người ta phải công nhận và thán phục.
- Tự tin, vui vẻ khoe rằng "Nhờ Trời văn con còn bán được", ngầm chứng minh rằng thơ văn của ông có sức hút mạnh mẽ vô cùng, bởi trong thời cuộc rối ren mà người ta vẫn muốn đọc sáng tác của Tản Đà.
- Cái "ngông" trong khi trò chuyện cùng Trời:
- Lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái.
- Xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, kể lể về cuộc sống nghèo khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn đốn.
- Cho mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội "ngông", rồi lại được Trời giải thích rằng sai Tản Đà xuống làm việc "thiên lương".
- Vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì lũ lượt tiễn đưa.
- Cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần làm cho cái "ngông" của Tản Đà nổi bật hơn
- Kết bài
- Tổng kết giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm hoặc nêu cảm nghĩ cá nhân.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ:
+ Nắm chắc những giá trị cơ bản của bài thơ.
+ Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh, câu thơ mà anh chị thích nhất
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Vội vàng
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu