Giáo án ôn tập Ngữ văn 11 bài: Hạnh phúc của một tang gia

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Hạnh phúc của một tang gia. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực riêng biệt

Có kỹ năng nhận biết và phân tích tác dụng của trật tự sắp xếp các bộ phân trong câu, biết sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp nhất định.

3.Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- SGK, SGV Ngữ văn 11

- Tài liệu tham khảo

- Trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi

  1. Học sinh:

- Sgk, vở soạn, vở ghi.

- Các tài liệu tham khảo khác

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  3. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  4. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  5. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  6. Tổ chức thực hiện:

Dẫn dắt vào bài : Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của con người. Nhưng nói (viết) làm sao cho có sức thuyết phục đối với người nghe (đọc) là 1 vấn đề. Nhiều khi cũng có từng ấy từ ngữ trong 1 lời nói (câu văn) nhưng người nghe (người đọc) lại hiểu không đúng ý người nói ( người viết) chỉ tại cách diễn đạt. Chính vì thế việc sắp xếp các bộ phận trong câu theo 1 trật tự hợp lý là 1 việc cần thiết trong giao tiếp, vì nó giúp người đọc (người nghe) hiểu đúng ý của người nói (người viết)……..

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ôn tập và hoàn thiện bài tập

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của bài
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, củng cố kiến thức:

Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu. Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp.

 

 

 

 

 

Gv: trong những câu sau vì sao vế in nghiêng lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV phân tích tác dụng của các bộ phận biểu hiện trạng ngữ trong từng câu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv yêu cầu HS lựa chọn câu văn thích hợp điền vào chỗ trống

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ và ghi câu trả lời vào vở

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét và bổ sung nếu thiếu

 

 

I. Trật tự trong câu đơn

1, Bài 3 (sgk-158)

- Tác dụng của nó làm cho lời kể được rõ ràng theo bước đi của thời gian: “Một đêm khuya” rồi đến “Sáng hôm sau”.

- Tác dụng của nó nhấn mạnh vào thời điểm còn rất sớm. Đó là buổi sớm mai sương chưa tan. Chí Phèo đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch

- “Đã mấy năm” có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ về thời gian Mị phải sống trong cảnh con dâu gạt nợ.

2, Bài tập bổ sung

- Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

→ Nhấn mạnh những sự vật vốn nhỏ bé yếu mềm không chịu nhỏ bé mà vẫn gắng gượng vươn lên giành lấy sự sống và hạnh phúc cho mình (rêu và đá)

- Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

→ Nhấn mạnh tư thế của những người tiều phu lác đác, vài ngôi nhà ít ỏi bên sông

- Bến nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

→ Hai địa danh của miền Nam nhanh chóng rơi vào tay thực dân Pháp

- Quanh năm buôn bán ở mom sông

- Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

→ Nhấn mạnh công việc buôn bán vất vả không kể ngày đêm của bà Tú; sự nguy hiểm của công việc này

II.Trật tự trong câu ghép

1,Bài tập 1

- Ngày nào, cứ chập tối mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần

→ nhấn mạnh thời gian vào buổi tối mẹ Liên lại ra thăm hàng một lần

- Đó là bà cụ Thi một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên

→ Giải thích tính cách của bà cụ Thi điên trong truyện

- Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát

→ giải thích rõ hơn bầu trời về đêm êm ả và đẹp

- Người ta đi gọi cả cụ lang Tì lẫn cụ lang phế nhưng vì quá giận hai cụ đã từ chối chạy chữa cũng như những vị danh y biết tự trọng

→ Giải thích rõ hơn thái độ của hai cụ lang này trong việc từ chối chữa bệnh cho cụ cố tổ

 

2, Bài tập 2

… Bình sinh Nam Cao thường day dứt hối hận và lấy làm xấu hổ về những việc làm những ý nghĩ mà ông tự lấy là tầm thường của mình. Người trí thức trung thực vô ngần ấy luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen, khao khát vươn tới tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống những con người thật đẹp.

a. Con người Nam Cao đời sống nội tâm rất phong phú luôn sôi sục có khi căng thẳng nhưng nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng vụng về ít nói

b. Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng vụng về ít nói nhưng đời sống nội tâm rất phong phú luôn sôi sục có khi căng thẳng

c. nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng vụng về ít nói nhưng Con người Nam Cao đời sống nội tâm rất phong phú luôn sôi sục có khi căng thẳng

d. đời sống nội tâm lại rất phong phú luôn sôi sục có khi căng thẳng nhưng Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng vụng về ít

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP 1

Câu 1: Trong những câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vấn đề đó ở vị trí trước thì nội dug của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi?

a. Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng quốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.

 (Chí Phèo - Nam Cao)

b. Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tùy ý chị cháu cư xử. Cháu không co quyền lạm bàn tới, tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn.

 (Nửa chừng xuân – Khái Hưng)

Câu 2: Trong câu ghép ở đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại?

Thị thấy hắn đương uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu. Hắn không quen đợi; bởi phải đợi, hắn lại lôi rượu, và uống cho đỡ buồn. Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi.

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Câu 1:

  1. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi) cần đặt sau vì vế chính (Hắn lại nao nao buồn) tiếp tục nói về Chí Phèo; mặt khác, vế in đậm lại tiếp tục được khai triển ý ở những câu đi sau: cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Nghĩa là vế chính được đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, còn vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau.
    b. Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy. . . ) đặt sau. Đó là vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp, nhưng ở những trường hợp này được đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết

Câu 2:

- Vì phần in đậm là vế phụ chỉ nguyên nhân. Vế này đứng sau vế chính để làm rõ nghĩa cho vế chính.

- Hơn nữa, vế chính đứng trước để tiếp tục nói về đề tài “hắn” ở câu trước, còn vế in đậm đúng sau để tạo sự liên kết về nội dung với câu sau.

Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

PHIẾU BÀI TẬP 2

Câu 1: Trong bài thơ Nhớ đồng, Tố Hữu đã nhiều lần đảo từ đâu về phía trước:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoại ngọt sắn bùi

Việc đảo trật tự như vậy mang lại hiệu quả gì?

Câu 2: Tìm hiện tượng thay đổi trật tự thành phần câu trong hai câu thơ sau:

“Con đường nhỏ nhỏ, gió siêu siêu

Lả lả cành hoang, nắng trở chiều.”

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

Câu 1:

Việc đảo trật tự như vậy mang lại hiệu quả nhấn mạnh tâm trạng của người tù nhớ da diết những cảnh đời thân thương bên ngoài

Câu 2:

Lả lả cành hoang

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay