Giáo án ôn tập Ngữ văn 11 bài: Chữ người tử tù

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Chữ người tử tù. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: =>

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI : ÔN TẬP VỀ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

(Nguyễn Tuân)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật HC, đồng thời hiểu được quan điểm nghệ thuật của NT qua nhân vật này.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực riêng biệt

Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện : tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình; phân tích nhân vật Huấn Cao.

3.Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

- SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Tài liệu tham khảo

Gv cần cung cấp thêm cho hs một số tri thức cần thiết, tạo điều kiện cho các em phân tích tp sâu sắc hơn : nghệ thuật thư pháp, đặc điểm của bút pháp lãng mạn, tình huống truyện,….

  1. Học sinh:

- Sgk, vở soạn, vở ghi.

- Các tài liệu tham khảo khác

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  3. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  4. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  5. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  6. Tổ chức thực hiện:

Dẫn dắt vào bài bằng cách yêu cầu HS hoàn thành PHT 1:

PHIẾU HỌC TẤP 1

Câu 1: Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng

A. Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục.

B. Thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2: Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?

A. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi từ nay đừng đặt chân vào đây nữa”

B. “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho”

 C. “Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oại này”

D. “Ta cảm cái tầm lòng biệt nhỡ liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

Câu 3: Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

A. “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”

B. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

C. “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”

D. “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Câu 4: Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là:

A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác

B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

C. Cả hai đáp án trên đều sai

D. Cả hai đáp án trên đều đúng

HS hoàn thiện nhanh PHT 1

GV thu và nhận xét

1-C

2-A

3- C

4-D

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức tác phẩmChữ người tử tù

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của bài
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhắclại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn NT?

 

 

 

 

- Hãy phân tích tình huống truyện?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố kiến thức

1. Tác giả (1910 – 1987)

- Cuộc đời : Đi theo CM từ sau 1945.

- Sự nghiệp :

+Vị trí : Nhà văn lớn của văn học VN hiện đại, sáng tác ở nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.

+Phong cách nổi bật : Chất tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo

 

2, Tình huống truyện

Cuộc gặp gỡ  của HC và QN trong một hoàn cảnh éo le : nhà lao tỉnh Sơn. Quản ngục và Huấn Cao ở hai vị thế khác nhau. Một bên là tử tù chống lại triều đình chuẩn bị đem ra pháp trường, một người là công cụ của giai cấp thống trị. Nhưng cả hai đều là người đam mê cái đẹp, nghệ thuật. Lúc đầu họ hiểu lầm nhau sau đó họ trở thành tri âm tri kỉ của nhau trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm. Đây là tình huống rất éo le, ngang trái. Tình huống truyện tạo điều kiện để các nhân vật thể hiện vẻ đẹp nhân cách của mình

đồng thời tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.

3, Tóm tắt truyện

Truyện kể về Huấn Cao- tên tử tù nguy hiểm của triều đình được chuyển đến nhà lao tỉnh Sơn chờ ngày ra pháp trường. Tiếp nhận tử tù, viên quản ngục biết Huấn Cao nổi tiếng là người viết chữ đẹp, một khí phách hiên ngang bất khuất, tâm hồn trong sáng. Viên quản ngục tìm mọi cách đối đãi rất hậu mong xin chữ HC. Lúc đầu HC khinh bạc nhưng sau đó biết được tấm lòng quý trọng người tài của quản ngục, cuối cùng HC đã quyết định cho chữ. Đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Cho chữ xong, HC còn khuyên quản ngục. Quản ngục cảm động vái người tử tù

Hoạt động 2: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật quản ngục

  1. Mục tiêu: HS phân tích được nội dung chính của văn bản
  2. Nội dung: HS đựa vào SGK và kiến thức giáo viên giảng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm Lập dàn ý cho đề bài sau :

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật quản ngục

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS gạch ra nháp ý chính và tự viết bài vào vờ

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi Hs đọc bài , HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV cho điểm đánh giá bài viết của một số HS

a, Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân : nghệ sĩ tài hoa uyên bác, cá tính mạnh mẽ, suốt đời đi tìm cái đẹp, phong cách nghệ thuật độc đáo. Sáng tác ở 2 giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Tiêu biểu cho sáng tác giai đoạn trước cách mạng tháng Tám là tập truyện Vang bóng một thời. Đây là tập truyện ngắn xuất sắc. Trong 40 truyện ngắn, Chữ người tử tù là truyện ngắn hay và để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc.

- Huấn Cao- nhân vật chính của truyện, tập trung vẻ đẹp và quan niệm của NT về cái đẹp và những bài học về cuộc sống

b, Thân bài

- Huấn Cao – nguyên mẫu của Cao Bá Quát lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã hi sinh anh dũng. Trong tác phẩm đó là tên tử tù Huấn Cao được chuyển đến nhà lao tỉnh Sơn chờ ngày ra pháp trường. Mặc dù sự sống ngắn ngủi từng ngày từng giờ nhưng Nguyễn Tuân lại dựng lên một hình tượng đẹp nhất kết tinh vẻ đẹp của Huấn Cao : anh hùng, thiên lương trong sáng, có tài viết chữ đẹp

- Anh hùng bất  khuất, hiên ngang anh dũng : dám đứng lên chống lại triều đình bị kết tội cổ đeo gông, chân vướng xiềng vẫn ung dung dỗ rệp trước mặt bọn lính đánh thuỳnh một cái; ung dung nhận rượu thịt coi đây là một việc bình thường; khinh bỉ quản ngục và thầy thơ lại, mắng quản ngục; không vì quyền lực mà ép mình viết chữ bao giờ, chỉ viết tặng 3 người bạn thân

- Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả : coi qủan ngục chỉ là cặn bã, tiểu nhân nên khinh bạc đến điều, coi  thường; khi biết tấm lòng quản ngục nghĩ ngợi băn khoăn, cho chữ quản ngục cảm phục tấm lòng quản ngục, coi là bạn tri âm tri kỉ của mình

→ Thái độ của Nguyễn Tuân : ngợi ca, khâm phục trân trọng nhân cách HC; trong hoàn cảnh mất nước, NT mơ ước cảnh đất nước độc lập tự do

- Nghệ sĩ viết chữ đẹp :Qua lời quản ngục và lời đồn thiên hạ : hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài…; qua lời tác giả : chữ ông Huấn đẹp lắm vuông lắm…trong nhà; qua lời Huấn Cao : ta nhất sinh không vì….1 bức trung đường

→ Kính trọng ngưỡng mộ tài năng, ca ngợi HC, trân trọng nt thư pháp cổ truyền của cha ông

→ Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, đối lập tương phản đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt

- Hình tượng HC nổi bật nhất, lung linh tỏa sáng nhất là cảnh cho chữ, NT đã dựng lên cảnh tượng xưa nay chưa từng có; ông huy động nhiều thủ pháp nghệ thuật : tài dựng cảnh không khí cổ xưa, từ Hán Việt trang trọng, bút pháp tương phản đối lập, ngôn ngữ tạo hình góc cạnh, nhịp văn chậm rãi : lúc ấy trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ, buồng giam chật hẹp, ẩm mốc, ánh sáng đỏ rực…người tù cổ đeo gông…tô đậm nét chữ…sau đó khuyên viên quản ngục…

→ Cái đẹp đã chiến thắng cái xấu cái ác, có thể cảm hóa con người; Đó là sự thăng hoa của cái đẹp trong hoàn cảnh ngục tù.

→ Ca ngợi tôn vinh cái đẹp, cái thiện cái thiên lương nhất sinh đê thủ bái mai hoa

c, Kết bài

- Khái quát lại nội dung đã trình bày

- Quan niệm về nt và cuộc sống của Nguyễn Tuân

- Bài học rút ra cho bản thân

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:

Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

PHIẾU BÀI TẬP 1

“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.

Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp nghệ thuật đó. 

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Câu 3. Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: tự sự, biểu cảm.

Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn bản là: 

      + Biện pháp đối lập tương phản: hoàn cảnh đề lao, nghề nghiệp quản ngục >< tính cách, tấm lòng của viên quan coi ngục.

      + Biện pháp so sánh: “…là một thanh âm trong trẻo”

- Hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp nghệ thuật đó là: khắc họa, ngợi ca nhân cách cao quý của quản ngục. Đây không phải là một cai ngục bình thường, chỉ là do hoàn cảnh mà bị đẩy vào chỗ cặn bã, thực chất ở con người ấy vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp.

Câu 3: Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn văn trên là: 

- Cái nhìn đầy lãng mạn nhưng cũng là cái nhìn mang tính thẩm mĩ cao cả của Nguyễn Tuân đối với con người.

- Xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn, độc đáo.

- Ngôn ngữ trang trọng, mực thước.

 

Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : 

Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: ”Có lẽ lão bát này ,cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình.Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu .

a) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ?

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

b) Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó .

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

c) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn nghề của học sinh ,thanh niên ngày nay.

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

  1. a) Đoạn văn trên nói về tâm trạng băn khoăn của Viên Quản Ngục khi cho răng lão bát phẩm thơ lại cũng chọn nhầm nghề giống như mình. Ông muốn biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng còn lại nhưng lại sợ tên bát phẩm thơ lại cáo giác với quan trên (0,75đ)
  2. b) Nghệ thuật: So sanh “cũng như mình “,độc thoại nội tâm Tác dụng :Làm nổi bật tâm trạng của Viên Quản Ngục khi Huấn Cao bị giải đến trại giam do ông cai quản, muốn biệt đãi Huấn Cao nhưng lại sợ người khác cáo giác. (0,75đ)
  3. c) Học sinh viết được đoạn văn về việc chọn nghề của học sinh, thanh niên ngày nay 

      - Chọn nghề theo sở thích, theo khả năng của mình 

      - Chọn nghề theo ý muốn của bố me, người thân, bạn bè …

=>Những ưu điểm và hạn chế của những cách chọn nghề đó

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Bài cũ:

 Nắm chắc nội dung bài học: tác giả, tình huống truyện, tóm tắt tác phẩm, phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao.

 - Bài mới:

 Chuẩn bị bài: Hạnh phúc của một tang gia.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay