Giáo án ôn tập Ngữ văn 11 bài: Chí Phèo
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Chí Phèo. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI: CHÍ PHÈO- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của NC.
- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biêt là nhân vật CP, qua đó thấy đuợc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của NC.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật,…
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
- Rèn luyện năng lực khái quát tổng hợp: tóm lược luận điểm của bài viết về phần tác giả; phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo; Bá Kiến, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3.Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Tài liệu tham khảo
- Cho HS tóm tắt những nét chính về tác giả ; tác phẩm theo hình tượng nhân vật
- Học sinh:
- Sgk, vở soạn, vở ghi.
- Các tài liệu tham khảo khác
- Cho HS tóm tắt những nét chính về tác giả ; tác phẩm theo hình tượng nhân vật CP. Từ đó hướng dẫn HS phân tích nhân vật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Dẫn dắt vào bài :
Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán. Những tác phẩm của ông không chỉ mang giá trị hiện thực sâu sắc mới mẻ mà còn chứa chan tinh thần nhân đạo. Nhắc tới ông, người đọc không thể nào không nhớ tới tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo. Bài học hôm nay chúng ta sẽ phân tích tác phẩm này.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức tác phẩm “ Trí Phèo”
- Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của bài
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về tiểu sử, con người NC?
GV: hãy nêu quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
Gv : trình bày các đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao?
Gv : Hãy nêu phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV yêu cầu HS trình bày trước lớp Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá
| 1.Tiểu sử, cuộc đời, con người - Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hà Nam - Vào Nam để kiếm sống sau đó ông bệnh tật trở về quê. - Làm đủ nghề để kiếm sống : dạy học, viết văn làm báo; sau đó tham gia hội văn hóa cứu quốc - Trên đường vào công tác ở vùng địch hậu ông đã hi sinh. - Sống nội tâm. - Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, đặc biệt gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ bị áp bức. → Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo và sự hi sinh anh dũng của Nam Cao mãi mãi là một tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. 2. Quan điểm nghệ thuật - Trong Trăng Sáng :VH phải gắn bó với hiện thực đời sống. - Trong Đời Thừa : +Vc phải chứa đựng tư tưởng nhân đạo lớn lao. (Một tác phẩm thật sự ..). +Bản chất của VC là sự sáng tạo, người nghệ sĩ phải có lương tâm. (VC không cần đến ..). - Sau CM : Sống đã rồi hãy viết. 3. Các đề tài chính a. Trước Cách mạng - Người trí thức nghèo +Tác phẩm chính : Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn….. +Nội dung : Miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. +Tư tưởng : phê phán xã hội tàn bạo, khát khao cuộc sống có ý nghĩa… - Người nông dân nghèo : +Tác phẩm chính : Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ….. +Nội dung : Bức tranh chân thực về nông thôn VN trước CM. +Nhân vật chính : những con người thấp cổ, bé họng, có số phận bi thảm. +Tư tưởng : khi viết về nguời nd bị tha hoá, lưu manh hoá, nhà văn lên án xã hội, bênh vực những người nông dân…. - Kết luận : Dù viết về đề tài nào NC cũng luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm của con người. b. Sau Cách mạng - Đề tài cuộc kháng chiến của dân tộc. - Tác phẩm chính : Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, kí sự Chuyện biên giới …….. → Sau cách mạng là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. 4 .Phong cách nghệ thuật - Luôn hướng đến thế giới nội tâm của con người. - Có biệt tài trong việc phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật. - Viết về những cái nhỏ nhặt hằng ngày mà đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc. - Giọng văn đặc sắc. |
Hoạt động 2: Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
- Mục tiêu: HS phân tích được nội dung chính của đoạn trích
- Nội dung: HS đựa vào SGK và kiến thức giáo viên giảng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: bài văn phân tích của HS
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lập dàn ý cho đề bài sau:
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tự lập dàn ý - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trình bày, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nghe và nhận xét bài viết học sinh. Cho điểm nếu có HS có bài viết tốt | 2.Hình tượng nhân vật Chí Phèo a.Mở bài - Là nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu của văn học VN trước cách mạng tháng Tám, để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ với hai mảng đề tài chính là người trí thức tiểu tư sản và người nông dân - ở mảng người nông dân, tác phẩm Chí Phèo trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất về hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa, bị tha hóa mà nhân vật Chí Phèo điển hình nhất b. Thân bài * Khái quát đầu: Giới thiệu về tác phẩm, nội dung chính và luận điểm lựac chọn để phân tích hình thượng nhân vật Chí Phèo * Phân tích: * Chí Phèo-người nông dân lương thiện: Có một hoàn cảnh riêng biệt neo đơn(Vừa sinh ra đã bị bỏ rơi, hết ở cho nhà này đến nhà khác). nhưng vẫn có nét chung của những người nông dân lao động: chăm chỉ, trong sáng, giàu tự trọng và có ước mơ thật giản dị: năm 20 tuổi là canh điền cho nhà BK; bà ba gọi bóp chân, hắn cảm thấy nhục; ước mơ có gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê vợ dệt vải… * Chí Phèo từ người lương thiện thành lưu manh, con quỷ dữ Vì ghen tuông vô cớ Bá kiến đẩy Chí Phèo vào tù, nhà tù thực dân tiếp tay cho bọn địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, một con quỷ dữ ở làng Vũ Đại: biến đổi nhân hình “ cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn…; biến đổi nhân tính “uống rượu thịt chó say khướt xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến chửi…; lần thứ hai đến đòi đi ở tù nhưng cả hai lần đều bị Bá Kiến thu phục biến thành tay sai, hắn đập nát biết bao cơ nghiệp, làm tan nát bao cảnh yên vui, hắn không biết mình bao nhiêu tuổi, không biết mình trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, nhìn hắn giống con vật lạ, bị mọi người ruồng bỏ → Tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến biến những người nông dân lương thiện thành kẻ lưu manh côn đồ * Chí Phèo- bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người: cuộc gặp gỡ với Thị Nở và sự chăm sóc yêu thương chân thành của thị đã đánh thức dậy tính người trong Chí. Đặc biệt bát cháo hành của thị Nở làm hắn cảm động, mắt hắn ươn ướt, hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao; hắn suy nghĩ về cuộc đời, về quá khứ hắn từng có mơ ước nho nhỏ đáng trân trọng, nghĩ về thực tại hắn thấy sợ vì đến già vẫn còn cô độc, hắn muốn lương thiện, thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Chí Phèo cảm động biết bao là cảm xúc; (Ca ngợi tình yêu CP –TN : là tình yêu chân chính bởi nó có khả năng cảm hoá con người àLòng nhân đạo sâu sắc của NC); bị thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng. Trong cơn phẫn uất tuyệt vọng, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi làm người lương thiện nhưng không được; câu nói của Chí “Ai cho tao lương thiện, tao không thể là người lương thiện được nữa” thể hiện niềm khát khao cháy bỏng được sống lương thiện của Chí nhưng không được, đã giết Bá Kiến rồi tự sát → Hđ này là tất yếu vì Chí đã nhận ra kẻ thù của cuộc đời mình; hđ chất chứa tất cả lòng căm thù ngùn ngụt của con người đường cùng → Cái chết của Chí thể hiện niềm khao khát trở về cs ;lương thiện còn cao cả hơn cái chết; sức mạnh vùng lên cho dù tự phát của người nông dân; tố cáo xhpk; chứng tỏ cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao: xung đột giai cấp ở VN hết sức gay gắt chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp quyết liệt. → Miêu tả đặc điểm, ngoại hình, tính cách rất độc đáo; phân tích tâm lí nội tâm nhân vật; lời nhà văn xen vào lời nhân vật cùng xót xa đau đớn chia sẻ cảm thông; lời độc thoại nội tâm đặc sắc; xây dựng nhân vật điển hình → Qua nv Chí Phèo, nhà văn khẳng định bản chất lương thiện của Chí Phèo ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính; đồng cảm xót xa cùng nhân vật; tố cáo xã hội tàn bạo chà đạp lên tâm hồn con người… * Khái quát cuối - Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xh thuộc địa nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến thành quỷ dữ. c. Kết bài - Tác phẩm cũng đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập vận dụng.
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm : HS làm các bài tập
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thiện bài tập trong PHT sau:
Nhiệm vụ 1. GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đọc văn bản “Chí Phèo” – Nam Cao và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao) 1.Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 2.Văn bản trên nói về điều gì? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3.Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4.Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 5. Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau:…hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ............................................................................................................................... 6. Từ văn bản trên, em hãy chứng minh từ tiếng việt không biến đổi hình thái ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ............................................................................................................................... |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Câu 1. Phương thức tự sự
Câu 2.Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu
Câu 3. Tác giả đã sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
Câu 4.Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Câu 5. Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót
Câu 6. Từ hắn được lặp lại nhiều lần, giữ nhiều chức vụ khác nhau nhưng không thay đổi về âm đọc và chữ viết
Nhiệm vụ 2. GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đọc văn bản “Chí Phèo” – Nam Cao và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao) Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ............................................................................................................................... Câu 2. Văn bản trên nói về điều gì? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 3. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 4. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 5. Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau:…hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Câu 6. Từ văn bản trên, em hãy chứng minh từ tiếng việt không biến đổi hình thái ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ |
- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.
Gợi ý đáp án:
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là: Phương thức tự sự.
Câu 2: Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng những kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
Câu 4: Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn.
- Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Câu 5: Hai thành phần nghĩa trong câu: …hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo là:
+ Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo
+ Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót
Câu 6: Từ hắn được lặp lại nhiều lần, giữ nhiều chức vụ khác nhau nhưng không thay đổi về âm đọc và chữ viết.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Bài cũ:
Nắm chắc nội dung bài hoc: tóm tắt tác phẩm; phân tích nhân vật Chí Phèo
- Bài mới:
Ôn tập văn nghị luận xã hội.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu