Giáo án Tin học 5 Chân trời bài 14: Viết kịch bản chương trình máy tính
Giáo án bài 14: Viết kịch bản chương trình máy tính sách Tin học 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tin học 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: VIẾT KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
Đề xuất ý tưởng về trò chơi, câu chuyện trên máy tính.
Viết kịch bản của trò chơi, câu chuyện trên máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
Làm việc nhóm để viết kịch bản chương trình máy tính.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, chịu khó khi học tập kiến thức mới.
Kiên trì, cẩn thận khi viết kịch bản chương trình máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
Hình ảnh liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
SGK, vở ghi,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã biết với bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu vấn đề: Thực hiện nhiệm vụ cô giáo giao, một nhóm bạn trong lớp trao đổi, thống nhất sẽ xây dựng trò chơi Mèo hứng táo bằng phần mềm Scratch (Hình 1). - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ trả lời câu hỏi: Theo em, trò chơi Mèo hứng táo sẽ diễn ra như thế nào? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Để tạo ra chương trình trò chơi hay kể chuyện trên máy tính, cần thực hiện các công việc gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 14: Chạy thử chương trình. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Đề xuất ý tưởng a. Mục tiêu: - HS biết nêu ý tưởng của bản thân cho các bạn cùng nghe. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 60, làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi: + Để tạo ra trò chơi hay kể chuyện trên máy tính việc đầu tiên em cần làm gì? + Em hãy nêu một ví dụ để minh họa? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét. Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi: 1. Hãy làm rõ thêm ý tưởng về trò chơi Mèo hứng táo ở Hình 2. 2. Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm của em để mô tả ý tưởng về trò chơi Chinh phục các vì sao (Hình 3). - GV nêu câu hỏi gợi ý: Câu 1: Trò chơi diễn ra như thế nào khi Mèo chạm Táo, khi Táo chạm cạnh dưới của sân khấu? Người chơi sử dụng các phím nào để điều khiển Mèo di chuyển? Điều gì sẽ xảy ra khi hết thời gian chơi? Câu 2: Ngôi sao xuất hiện như thế nào? Người chơi sử dụng các phím nào để di chuyển Tàu vũ trụ? Điều gì xảy ra khi Tàu vũ trụ chạm Ngôi sao? Điều gì xảy ra khi hết thời gian chơi? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời. Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về kiến thức đã học.
2. Viết kịch bản a. Mục tiêu: - HS biết được cấu trúc của một kịch bản bao gồm ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. - HS hoàn thiện được một kịch bản dựa trên ý tưởng đưa ra. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 60 – 61, làm việc độc lập trả lời câu hỏi: + Một kịch bản bao gồm mấy phần? + Trong ví dụ Hình 4 trong SGK có tất cả bao nhiêu nhân vật? - GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung.
- GV xác nhận ý kiến đúng. Hoạt động 2. Làm …………………….. |
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: + Quả táo rơi từ trên xuống dưới tại một vị trí bất kì. + Nhân vật Mèo ở phía dưới được di chuyển sang trái hoặc sang phải để bắt quả táo đang rơi. + Nếu như nhân vật Mèo chạm được vào quả táo thì tính là một điểm, nếu không chạm được vào quả táo thì không có điểm. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe nhiệm vụ.
- Đại diện HS trả lời: + Để tạo ra trò chơi hay kể chuyện trên máy tính thì việc đầu tiên em cần thực hiện là đề xuất ý tưởng về trò chơi, câu chuyện đó. + Ví dụ: Em muốn tạo một trò chơi về Mèo hứng quả. - HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- HS lắng nghe.
- Đại diện HS trình bày: Câu 1: + Khi Mèo chạm Táo, điểm số của người chơi tăng lên 1, Táo xuất hiện lại tại vị trí ngẫu nhiên ở cạnh trên của sân khấu và tiếp tục rơi dần xuống. + Nếu chạm cạnh dưới thì Táo xuất hiện lại tại vị trí ngẫu nhiên ở cạnh trên của sân khấu và tiếp tục rơi dần xuống. + Người chơi sử dụng phím mũi tên , di chuyển Mèo sang bên trái, bên phải để hứng táo. + Khi hết thời gian chơi, chương trình sẽ thông báo “Hết thời gian” rồi kết thúc trò chơi. Câu 2: + Ngôi sao xuất hiện tại vị trí ngẫu nhiên trong thiên hà. + Người chơi sử dụng các phím mũi tên , , , để điều khiển Tàu vũ trụ di chuyển đến vị trí Ngôi sao. + Khi Tàu vũ trụ chạm Ngôi sao, Ngôi sao xuất hiện lại tại vị trí ngẫu nhiên trong Thiên hà, người chơi được thêm 1 điểm. + Khi hết thời gian chơi, chương trình sẽ thông báo “Hết thời gian” rồi kết thúc trò chơi. - HS lắng nghe.
- HS rút ra kết luận: Để tạo ra trò chơi, câu chuyện trên máy tính, việc đầu tiên cần thực hiện là đề xuất ý tưởng về trò chơi, câu chuyện đó.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS đại diện nhóm trình bày: + Một kịch bản gồm 3 phần: Mở đầu: mô tả bối cảnh ban đầu. Diễn biến: là phần chính của kịch bản, mô tả diễn biến của trò chơi, câu chuyện. Kết thúc: mô tả bối cảnh kết thúc. + Trong ví dụ ở Hình 4 trong SGK có tất cả ba nhân vật: nhân vật Táo, nhân vật Mèo và nhân vật Gà trống. - HS lắng nghe. ………………… |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo