Đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 1 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
  2. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

TRUNG THU ĐỘC LẬP

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.

Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.

(Thép Mới)

Câu 1 (0,5 điểm). Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?

  1. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
  2. Vào thời điểm anh đang ngủ.
  3. Vào thời điểm anh đứng gác trên biển.

Câu 2 (0,5 điểm). Những câu nào cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập?

  1. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
  2. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.
  3. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.

Câu 3 (0,5 điểm). Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?

  1. Dưới ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
  2. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi.
  3. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít.

Câu 4 (0,5 điểm). Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta hiện nay giống nhau như thế nào?

  1. Giống hệt nhau, không hơn, không kém.
  2. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có nhiều thay đổi hiện đại hơn, to lớn hơn.
  3. Gần giống, một số cảnh chưa to lớn, hiện đại như ước mơ.
  4. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Tìm sự vật được nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

  1. Gió vườn không mải chơi xa

Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,

Gió đi lắc lắc cành cây

Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.

Tìm hoa làn gió nhẹ đưa

Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua

(Lê Thị Mây)

  1. Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dế cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.

(Theo Xuân Quỳnh)

Câu 6 (1,0 điểm). Tìm tính từ trong đoạn văn dưới đây:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

(Theo Võ Nguyên Giáp)

Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:

Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.

(Đoàn Giỏi)

  1. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Đề bài: Miêu tả một con vật mà em đã được quan sát trên ti vi hoặc trong phim ảnh.

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

2

4

0

2,0

Luyện từ và câu

0,5

1,5

2

0

4,0

Luyện viết bài văn

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

2

2,5

 

1

4

4

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

4,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

5,5

55%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

 

 

 


 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7

4

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa.

- Nhận biết được tính từ

 

0,5

C5.a

 

Kết nối

- Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa.

- Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang.

 

1,5

C5.b, C6, C7

 

B. TẬP LÀM VĂN

 

4

 

 

 

Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được các đặc điểm của con vật.

- Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay