Đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức kì 1 đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
- Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON
Năm 1989, tại Ác-mê-ni-a, một trận động đất lớn xảy ra, làm chết hơn 30 000 người trong 4 phút.
Một người cha chạy vội đến trường học của con trai. Giờ đây, ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Ông bàng hoàng, lặng đi, không nói được nên lời. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”. Nhìn ngôi trường đổ nát thì không thể hi vọng gì, nhưng ông không quên lời hứa đó.
Ông cố nhớ lại vị trí lớp học mà ông vẫn đưa con đến hằng ngày, ông chạy đến đó và ra sức đào bới. Người ta kéo ông ra và an ủi:
- Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!
Cảnh sát cũng khuyên ông nên về nhà vì đây là khu vực rất nguy hiểm. Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Anh có giúp tôi không?”, sau đó lại tiếp tục đào bới. 12 giờ… Rồi 24 giờ… Khi người ta lật một mảng tường lớn lên, ông bỗng nghe tiếng con trai. Ông mừng quá gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi con ở đây !” Ông ra sức đào. Mọi người cũng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống. Ông vừa đào vừa gọi:
- Ở đó thế nào hả con?
- Chúng con có 14 đứa, chúng con đói và khát lắm - cậu bé nói lớn.
Khi đã nhìn thấy lũ trẻ, ông bảo:
- Các con chui ra đi!
Để các bạn ra trước, cậu bé ôm lấy cổ cha mình nói:
- Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nếu còn sống, nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà.
(Theo truyện ÁC-MÊ-NI-A)
Câu 1 (0,5 điểm). Trận động đất ở Ác-mê-ni-a năm 1989 gây hậu quả lớn như thế nào?
- Làm chết hơn 30 000 người trong 4 phút.
- Làm sụp đổ hoàn toàn một khu phố.
- Làm một người cha phải chạy đến trường tìm con.
Câu 2 (0,5 điểm). Người cha nhìn thấy gì khi chạy đến trường của con trai?
- Một mảng tường lớn của ngôi trường bị sụp.
- Ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn.
- Ngôi trường chỉ còn là một hố sâu.
Câu 3 (0,5 điểm). Điều gì khiến người cha quyết tìm kiếm bằng được con trai?
- Ông không tin là con trai mình có thể chết.
- Ông thấy tường lớp học của con trai ông không bị đổ.
- Ông nhớ lời hứa: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là vị ngữ trong câu “Khi người ta lật một mảng tường lớn lên, ông bỗng nghe tiếng con trai.”?
- lật một mảng tường lớn lên
- bỗng nghe tiếng con trai
- ông bỗng nghe tiếng con trai
- Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Đọc các câu văn/ câu thơ sau và cho biết phép nhân hóa được tạo ra bằng cách nào?
- Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
- Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người.
- Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
- Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Câu 6 (1,0 điểm). Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:
Sông Cổ Cò xuôi từ chân Ngũ Hành Sơn về Cửa Đại, để lại bao kỉ niệm êm đềm trong tôi. Lặng lẽ cùng tôi đi qua năm tháng, sông quê hương trở nên nhỏ bé lại khi tôi biết đến những bến bờ rộng lớn hơn. Tôi nghiêng mình trước một Thu Bồn trầm lắng, một Vu Gia mênh mang. Và xa hơn, một Hồng Hà làm nên Hà Nội dậy tiếng rồng bay, một Sài Gòn long lanh ánh ngọc Viễn Đông…
(Theo Văn Thành Lê)
Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:
Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.
(Đoàn Giỏi)
- TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện nói về một người có ý chí, nghị lực mà em được biết hoặc em đã được nghe, được đọc.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 2 | 4 | 0 | 2,0 | ||||
Luyện từ và câu | 0,5 | 1,5 | 2 | 0 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 0,5 | 2 | 2,5 |
| 1 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 4,5 |
| 2,5 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 5,5 55% | 2,5 25% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. | 2 |
| C1, 2 | |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. | 2 |
| C3, 4 | ||
CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7 | 4 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa. - Nhận biết được danh từ riêng, danh từ chung. |
| 0,5 | C5.a |
|
Kết nối | - Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa. - Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang. |
| 1,5 | C5.b, C6, C7 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
| 4 |
|
|
| ||
Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể được về một người có ý chí, nghị lực. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
| 1 |
|