Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 5: Sóng và sự truyền sóng
Giáo án Bài 5: Sóng và sự truyền sóng sách Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 5: Sóng và sự truyền sóng
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG II: SÓNGBÀI 5: SÓNG VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được ví dụ thực tế chứng tỏ sóng truyền năng lượng.
- Quan sát hình ảnh, thảo luận để so sánh được sóng dọc và sóng ngang.
- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được quá trình truyền sóng, so sánh được sóng dọc, sóng ngang và một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến quá trình truyền sóng, so sánh được sóng dọc, sóng ngang và một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.
Năng lực vật lí:
- Mô tả và định nghĩa được quá trình truyền sóng, so sánh được sóng dọc, sóng ngang và một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.
- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh minh họa sự lan truyền của sóng địa chấn (động đất); Hình ảnh sóng truyền trên lò xo khi dùng tay tạo ra dao động; Hình ảnh sự lan truyền của sóng âm;…
- Dụng cụ thí nghiệm khái niệm sóng: cốc nước; thí nghiệm hiện tượng khúc xạ: chiếc thìa đặt vào cốc nước.
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua việc tái hiện lại một số loại sóng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và đặt vấn đề về sự hình thành sóng để nêu vấn đề vào bài học cho HS.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ/video về sóng địa chấn (động đất), thảo luận về sự lan truyền của sóng.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về quá trình truyền sóng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu ví dụ vào năm 2022, một trận động đất xảy ra tại tỉnh Điện Biên, tại một số huyện giáp ranh của tỉnh Sơn La cách tâm chấn khoảng 20 km, nhà cửa và các đồ đạc, vật dụng của gia đình vẫn bị rung lắc.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vì sao tại những nơi cách tâm chấn 20 km, nhà cửa và các đồ đạc, vật dụng của gia đình lại bị rung lắc? Động đất đã lan truyền như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ vật dụng, đồ đạc bị rung lắc vì nơi đó có sóng truyền qua).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 5: Sóng và sự truyền sóng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình truyền sóng
- Mục tiêu: HS dựa vào các ví dụ thực tế để phát biểu được khái niệm sóng và tìm hiểu về quá trình truyền năng lượng của sóng.
- Nội dung: GV cho HS thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu về quá trình truyền sóng.
- Sản phẩm học tập: HS rút ra được khái niệm sóng và quá trình truyền năng lượng của sóng.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm sóng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận (SGK – tr34,35) Thảo luận 1 (SGK – tr34) Dự đoán trạng thái của mặt nước trong cốc nước khi ta gõ lên mặt bàn một cách liên tục và đủ mạnh tại một vị trí gần cốc nước. Giải thích hiện tượng và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng. Thảo luận 2 (SGK – tr35) Quan sát Hình 5.3 và dự đoán phương chuyển động của quả bóng khi có sóng trên mặt nước trong điều kiện lặng gió. - HS thảo luận, nêu dự đoán. - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về khái niệm sóng, yêu cầu HS ghi bài vào vở. - GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ về sóng trong thực tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát thí nghiệm, hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quá trình truyền năng lượng của sóng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh/video về sóng địa chấn (động đất) cho HS quan sát. + Minh họa sự lan truyền của sóng địa chấn (Hình 5.4). + Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2 năm 2023. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu SGK, hoàn thành nội dung Thảo luận 2 (SGK – tr35) Em hãy cho biết những tác hại của sóng địa chấn. - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về quá trình truyền năng lượng của sóng, yêu cầu HS ghi vào vở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát video, hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. QUÁ TRÌNH TRUYỀN SÓNG 1. Khái niệm sóng *Thảo luận 1 (SGK – tr34) Trong Hình 5.2, khi ta gõ tay lên bàn liên tục và đủ mạnh, cốc nước sẽ thực hiện dao động, điều này có thể dễ dàng quan sát thông qua bề mặt của nước trong cốc. Nghĩa là, dao động do việc gõ lên bàn của tay đã lan truyền trong không gian (mặt bàn) đến cốc nước làm cốc nước cũng dao động. Thảo luận 2 (SGK – tr35) Trong điều kiện trời lặng gió, sóng lan truyền qua vị trí của quả bóng làm cho bóng dao động theo phương thẳng đứng. Do đó, ta thấy quả bóng chuyển động nhấp nhô lên xuống và vị trí của quả bóng trên mặt nước là không đổi. *Kết luận: Sóng là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. Khi sóng cơ truyền đi, phần tử môi trường không truyền theo phương truyền sóng mà chỉ dao động tại chỗ.
2. Quá trình truyền năng lượng của sóng *Thảo luận 3 (SGK – tr35) Khi sóng địa chấn truyền đến, mặt đất thực hiện các dao động và bị sạt lở, gây nứt vỡ, sụp đổ các công trình xây dựng. Một trận động đất cường độ lớn có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về sinh mạng, của cải vật chất. *Kết luận: Quá trình truyền sóng, dù là sóng cơ hay sóng điện từ, đều là quá trình truyền năng lượng. Khi sóng cơ truyền trong một môi trường, năng lượng của sóng là tổng hợp của động năng và thế năng của phần tử vật chất dao động.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu sóng dọc và sóng ngang
- Mục tiêu: Sử dụng hình ảnh trực quan để HS tìm hiểu về sóng dọc, sóng ngang và các đặc điểm của nó.
- Nội dung: GV cho HS thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu về phương dao động, phương truyền sóng của sóng dọc và sóng ngang.
- Sản phẩm học tập: HS rút ra được khái niệm sóng dọc, sóng ngang và các đặc điểm của nó.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh sóng truyền trên lò xo khi dùng tay tạo ra dao động (Hình 5.5) cho HS quan sát. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 4 (SGK – tr35) Quan sát Hình 5.5, hãy so sánh phương truyền sóng và phương dao động của từng điểm trên lò xo trong hai trường hợp. - GV đặt câu hỏi: + Trong Hình 5.5, trường hợp nào biểu diễn sóng dọc, trường hợp nào biểu diễn sóng ngang? + Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của sóng dọc và sóng ngang? - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về đặc điểm của sóng dọc và sóng ngang, yêu cầu HS ghi vào vở. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK – tr35) Lấy một số ví dụ về sóng dọc và sóng ngang trong thực tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát video, hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | II. SÓNG DỌC VÀ SÓNG NGANG *Thảo luận 4 (SGK – tr35) - Hình 5.5a: Phương truyền sóng là phương dọc theo trục lò xo, các vòng lò xo cũng thực hiện dao động theo phương dọc theo trục lò xo. - Hình 5.5b: Phương truyền sóng là phương dọc theo trục lò xo, các vòng lò xo dao động theo phương vuông góc với trục lò xo. *Kết luận: - Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang truyền sóng. - Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. - Sóng ngang có thể truyền trong chất rắn và bề mặt chất lỏng. - Sóng dọc có thể truyền trong các chất rắn, lỏng, khí. *Luyện tập (SGK – tr36) Trong thực tế, sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc, sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang. Khi động đất xảy ra, có cả sóng dọc (sóng sơ cấp P) và sóng ngang (sóng thứ cấp S) được truyền đi từ tâm chấn. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu một số tính chất của sóng
- Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh, mô hình sóng và dựa vào các ví dụ để tìm hiểu về một số tính chất của sóng.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và phân tích ví dụ cụ thể và giải thích được hiện tượng phản xạ, hiện tượng khúc xạ, hiện tượng nhiễu xạ.
- Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của của hiện tượng phản xạ, hiện tượng khúc xạ, hiện tượng nhiễu xạ.
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây