[Kết nối tri thức] Giáo án Thể dục 6 Phần 3: Thể thao tự chọn.Chủ đề 1: Cầu lông. Bài 1: Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước

Giáo án Thể dục 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án Phần 3: Thể thao tự chọn.Chủ đề 1: Cầu lông. Bài 1: Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem toàn bộ: Giáo án thể dục 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

PHẦN BA: THỂ THAO TỰ CHỌN

CHỦ ĐỀ 1: CẦU LÔNG

  1. NỘI DUNG VÀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
  2. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Bài

Tên bài

Nội dung

Số tiết

1

Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước.

- Bài tập bổ trợ

- Di chuyển đơn bước

- TCVĐ

7

2

Kĩ thuật đánh cầu, thấp tay bên phải, bên trái

- Kĩ thuật đánh cầu thấp tay bên phải

- Kĩ thuật đánh cầu thấp tay bên trái

- Một số điều luật cơ bản trong thi đấu cầu lông

- TCVĐ

10

3

Kĩ thuật phát cầu trái tay

- Kĩ thuât phát cầu tay trái

- Một số điều luật trong thi đấu cầu lông

- TCVĐ

7

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

TT

Tên bài

Kế hoạch dạy học

Tiết 1-7

Tiết 8- 17

Tiết 18 -24

1

Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước.

x

 

 

2

Kĩ thuật đánh cầu, thấp tay bên phải, bên trái

 

x

 

3

Kĩ thuật phát cầu trái tay

 

 

x

  1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
  2. MỤC TIÊU

- Trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng ban đầu về cầu lông...

- Rèn luyện và phát triển thể lực, kĩ năng phối hợp vận động.

- Hình thành và phát triển nhu cầu, thói quen thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

II - YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

- Nhận biết được mục đích, tác dụng của luyện tập cầu lông.

- Nhận biết, ghi nhớ được tên gọi, câu trúc của một số kĩ thuật cầu lông.

- Biết cách thực hiện và vận dụng các bài tập vận động của chủ đề.

- Biết cách phối hợp nhóm đẻ luyện tập.

  1. Kĩ năng

- Thực hiện được các bài tập vận động theo yêu cầu về cấu trúc, trình tự và nhịp điệu.

- Bước đầu thể hiện khả năng phối hợp đồng đội trong luyện tập.

- Phát hiện và tự sửa chữa được một số sai sót đơn giản trong luyện tập.

  1. Thế lực

- Bước đầu có cảm giác đúng về phương hướng, tốc độ và khả năng dùng sức khi thực hiện các bài tập vận động.

 

- Có sự phát triển về sức bền chung, năng lực liên kết vận động, năng lực nhịp điệu.

  1. Thái độ

- Tích cực, tự giác trong luyện tập.

- Có nhu cầu thường xuyên vận động cơ thể.

  1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

BÀI 1: BÀI TẬP BỔ TRỢ VÀ DI CHUYỂN ĐƠN BƯỚC.

(Thời lượng: 7 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Làm quen với vợt, cầu và luyện tập di chuyển đơn bước.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
  • Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.
  1. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV sử dụng phương tiện trực quan giúp HS có nhận biết ban đầu về môn cầu lông: Hình dáng sân, cột, lưới tập luyện và thi đấu cầu lông; hình dáng vợt, câu... , yêu câu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Mục đích tác dụng của luyện tập và thi đấu cầu lông?

+ Môn Cầu lông gồm những hoạt động nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Tác dụng của thi đấu cầu lông: giúp tăng cường tốc độ, phản xạ; tăng sức mạnh cơ bắp, cơ thể,...

+ Gồm: cầm vợt, cầm cầu, xoay và lắc cổ tay với vợt, di chuyển,...

- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản (chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động).

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước khi chơi cầu lông là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 1: Bài tập bổ trợ và di chuyển đơn bước.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bài tập bổ trợ

  1. Mục tiêu: biết bài tập bổ trợ: cách cầm vợt, cầm cầu, xoay lắc cổ tay với vợt, tâng cầu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác cầm vợt, cầm cầu, TTCB, xoay và lắc cổ tay với vợt, tâng cầu.

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Bài tập bổ trợ

- Cách cầm vợt:

+ Cách cằm vợt đánh cầu phải: Hướng đầu vợt ra trước, lên trên, ngón tay trỏ và ngón tay cái nắm hai bên cán vợt (trên hai mặt phẳng của cán vợt), ba ngón còn lại nắm tự nhiên vào phía cuối cán vợt.

+ Cách cầm vợt đánh cầu trái: Hướng đầu vợt sang trái, lên trên, ngón tay cái đặt trên mặt phẳng phía trong của cán vợt, ngón tay trỏ nắm vòng qua mặt phẳng phía ngoài của cán vợt, ba ngón tay còn lại nắm tự nhiên vào phía cuối cán vợt.

- Cách cầm cầu:

+ Cầm ở đầu cánh cầu: Dùng đầu ngón trỏ và ngón cái cầm ở đầu một hoặc hai cánh cầu.

 + Cầm ở thân cánh cầu: Dùng đầu ngón trỏ và ngón cái cầm ở thân cánh cầu.

+ Cầm ở đế cầu: Dùng đầu ngón trỏ và ngón cái cầm đế cầu.

- TTCB:

+ Tư thế đứng hai chân rộng bằng vai: Gối hơi khuỷu, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân, thân trên hơi ngả ra trước, tay phải cầm vợt ở phía trước, đầu vợt cao hơn trán, mắt quan sát cầu.

+ Tư thế đứng chân trước chân sau: Chân trái (chân khác bên với tay càm vợt) đặt ở phía trước, trọng lượng cơ thể dồn lên chân trái. Chân phải đặt ở phía sau, chạm đắt bằng nửa trước bàn chân, thân trên hơi ngả ra trước, tay phải cằm vợt ở phía trước, đầu vợt cao hơn trán.

- Xoay và lắc cổ tay với vợt:

+ Cầm vợt xoay cổ tay theo hình số 8.

+ Cầm vợt đưa sang phải lắc cổ tay.

+ Cầm vợt đưa sang trái lắc cổ tay.

+ Cầm vợt đưa lên cao lắc cổ tay.

- Tâng cầu:

+ TTCB: Cầm vợt ở phía trước, mặt vợt song song với mặt đất.

+ Thực hiện: Tung cầu và đưa vợt từ dưới lên trên để tâng cầu.

Hoạt động 2: Di chuyển đơn bước.

  1. Mục tiêu: HS biết cách di chuyển đơn bước.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác di chuyển đơn bước.

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:

+ Cách cầm vợt và cầu không đúng.

+ Bước di chuyển ngắn, không đúng hướng, phối hợp giữa bước chân và chuyển vị trí của vợt không đồng bộ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Di chuyển đơn bước.

- TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, gối khuỵu, tay phải cầm vợt ở phía trước.

- Thực hiện:

 

+ Di chuyển đơn bước tiến phải: Chân phải bước ra trước chếch sang phải một bước thành tư thế đứng chân trước chân sau. Chân phải gối khuỵu, trọng lượng cơ thể dồn lên chân phải, chân trái duỗi thẳng, chạm đắt bằng nửa trước bàn chân.

+ Di chuyển đơn bước tiến trái: Chân phải bước ra trước chếch sang trái một bước thành tư thế đứng chân trước chân sau. Chân phải gối khuyu, trọng lượng cơ thể dồn lên chân phải, chân trái duỗi thẳng, chạm đất bằng nửa trước bàn chân.

+ Di chuyển đơn bước sang phải: Chân phải bước sang ngang một bước và xoay người sang phải thành tư thế đứng chân trước chân sau. Chân phải gối khuỵu, trọng lượng cơ thể dồn lên chân phải. Chân trái khớp gối duỗi thẳng, chạm đất bằng nửa tước bàn chân.

+ Di chuyển đơn bước sang trái: Chân phải bước sang trái một bước theo đường vòng cung qua phía trước chân trái đồng thời xoay người sang trái thành tư thế đứng chân trước chân sau. Chân phải gối khuyu, trọng lượng cơ thẻ dồn lên chân phải. Chân trái khớp gối duỗi thẳng, chạm đắt bằng nửa trước bàn chân.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện
  4. Sản phẩm học tập: HS thực hiện đúng động tác
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

  1. a) Luyện tập cá nhân

Làm quen với vợt, cầu và di chuyển đơn bước theo các thứ tự:

- Từ chậm đến nhanh.

- Từ tại chỗ đến di động.

- Từ không cầu đến có cầu.

  1. b) Luyện tập nhóm

- Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập: Làm quen với vợt, cầu và di chuyển đơn bước.

- Quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn trong nhóm.

  1. TCVĐ bồ trợ luyện tập câu lông.

Thi tâng cầu

- Mục đích: Làm quen với vợt và cầu.

- Chuẩn bị: HS tham gia trò chơi được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đứng thành một hàng ngang trên sân.

- Thực hiện: Lần lượt từng HS của mỗi nhóm tâng cầu. Lượt tâng cầu của mỗi HS kết thúc khi cầu rơi xuống đất. Kết thúc, nhóm có số lần tâng cầu nhiều nhát là nhóm thắng cuộc.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS thực hiện theo yêu cầu

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án thể dục 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC THỂ CHẤT 6 KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN MỘT : KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO

...

PHẦN HAI : VẬN ĐỘNG CƠ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (60 m)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: NÉM BÓNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CHẠY CỰ LI TRUNG BÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: BÀI TẬP THỂ DỤC

PHẦN BA : THỂ THAO TỰ CHỌN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CẦU LÔNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: BÓNG ĐÁ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: BÓNG RỔ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay