Nội dung chính Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 11: An toàn điện
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 11: An toàn điện sách Công nghệ 12 Điện - điện tử sách Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
BÀI 11: AN TOÀN ĐIỆN
I. KHÁI NIỆM AN TOÀN ĐIỆN
An toàn điện là những quy định, quy tắc và kĩ năng cần thiết trong thiết kế, sử dụng và bảo dưỡng sửa chữa điện được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị và hệ thống lưới điện.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN
Một số nguyên nhân chính gây mất an toàn điện:
+ Chạm trực tiếp vào phần có điện của thiết bị hay đồ dùng điện mà không dùng đồ bảo hộ và dụng cụ an toàn.
+ Sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện.
+ Đến gần đường dây điện bị đứt rơi xuống đất.
+ Vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
1. Trong thiết kế, lắp đặt điện
– Dây dẫn và cáp điện:
+ Thông số điện áp phù hợp với điện áp của hệ thống.
+ Tiết diện lõi dây phù hợp với công suất tiêu thụ của thiết bị.
+ Được bố trí và đánh dấu dễ nhận biết để kiểm tra, bảo dưỡng. + Đấu nối dây chắc chắn.
– Các thiết bị đóng - cắt và bảo vệ:
+ Phù hợp với công suất tiêu thụ của thiết bị.
+ Vị trí lắp đặt: cao, khô ráo; tủ điện tổng, tủ điện nhánh hoặc có nắp đậy che kín phần mang điện.
+ 2 thiết bị bảo vệ mạch điện phổ biến: aptomat có chức năng cắt điện tự động, aptomat có chức năng bảo vệ khi có dòng điện dò.
– Nối đất: nối dây tiếp đất với vỏ kim loại của thiết bị hoặc sử dụng phích cắm ba chấu.
– Hệ thống chống sét: bảo vệ hệ thống điện, hệ thống truyền tải điện, loại bỏ nguy cơ điện áp cao từ sét truyền qua dây dẫn điện làm chập cháy thiết bị gây hoả hoạn.
2. Trong sử dụng điện
- Sử dụng các thiết bị điện có chất lượng cao, lớp cách điện chống cháy, chịu được nhiệt độ cao.
- Không sử dụng các thiết bị hỏng, thiếu chỉ dẫn hoặc không có thiết bị bảo vệ.
- Không sử dụng các đồ dùng điện khi đang sạc.
- Không chạm đến đồ dùng điện khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.
- Dùng găng tay cách điện khi sử dụng các công cụ điện cầm tay.
- Cắt nguồn cấp điện tới các thiết bị và đồ dùng điện khi không sử dụng.
- Không sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn cùng một ổ cắm.
3. Trong bảo dưỡng, sửa chữa
- Trước khi bảo dưỡng sửa chữa: sử dụng bút thử điện để kiểm tra những nơi có điện, bị rò điện.
- Trong khi bảo dưỡng, sửa chữa: thực hiện các quy định an toàn điện; tìm hiểu đầy đủ thông tin, nguyên tắc hoạt động của thiết bị, hệ thống điện cần sửa để đưa ra phương án phù hợp.
– Thường xuyên kiểm tra lớp vỏ cách điện và vỏ bảo vệ của các thiết bị điện.
– Khi bảo dưỡng, sửa chữa điện cần cắt nguồn điện, treo biển thông báo và sử dụng các trang bị bảo hộ,...
4. Một số biện pháp an toàn khác
- Đảm bảo khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp để tránh hiện tượng phóng điện.
- Không trú mưa cạnh chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp, gần công trình điện, dưới cây cao khi trời mưa, dông sét.
- Khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất cần tránh xa, cảnh báo cho người xung quanh biết.
- Cắt nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ướt, ngập nước
=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 11: An toàn điện