Nội dung chính Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 23: Thực hành Lắp ráp, kiểm tra mạch báo cháy sử dụng các cổng logic cơ bản

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 23: Thực hành Lắp ráp, kiểm tra mạch báo cháy sử dụng các cổng logic cơ bản sách Công nghệ 12 Điện - điện tử sách Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức

BÀI 23: THỰC HÀNH: LẮP RÁP, KIỂM TRA MẠCH BÁO CHÁY SỬ DỤNG CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Lắp ráp và khảo sát hoạt động của một mạch điện tử số đơn giản (mạch báo cháy) sử dụng các cổng logic cơ bản.

2. Yêu cầu

Mạch hoạt động đúng chức năng.

Liên kết giữa các linh kiện trên mạch chắc chắn, gọn gàng.

3. Sơ đồ mạch điện

BÀI 23: THỰC HÀNH: LẮP RÁP, KIỂM TRA MẠCH BÁO CHÁY SỬ DỤNG CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Khi có đồng thời tín hiệu báo khói và báo cháy (nhiệt độ) từ các cảm biến đi vào cổng AND, lối ra của cổng này sẽ có mức điện áp cao (mức logic 1) làm cho LED phát sáng.

- Khi có một trong hai tín hiệu báo khói hoặc báo cháy hoặc cả hai đi vào cổng OR, lối ra của cổng này sẽ có mức điện áp cao (mức logic 1) làm cho còi kêu.

- Trong thực tế, một số cảm biến nhiệt có lối ra DO (lối ra dữ liệu tín hiệu số) có thể ở mức logic cao (mức điện áp cao) khi chưa có tín hiệu cháy, điều này sẽ làm cho còi hoặc LED luôn kêu sáng sau khi đi qua cổng AND và OR. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta có thể sử dụng một cổng NOT mắc với lối ra của cảm biến nhiệt như Hình 23.1.

II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU

- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.

- Bo mạch thử: 1 chiếc.

- LED đơn màu đỏ (điện áp 1,8 – 2 Vị dòng điện 10 – 20 mA): 1 chiếc.

- IC 74LS32 (tích hợp 4 cổng OR): 1 chiếc.

- IC 74LS08 (tích hợp 4 cổng AND): 1 chiếc.

- IC 74LS04 (tích hợp 6 cổng NOT): 1 chiếc.

Điện trở 1 k2: 1 chiếc.

- Cảm biến nhiệt độ LM393 (điện áp làm việc 3,3 V – 5 V; phát hiện ngọn lửa với ánh sáng trong vùng bước sóng từ 760 nm – 1 100 nm): 1 chiếc.

- Cảm biến khói/khí gas MQ2 (điện áp làm việc +5 V; lối ra tín hiệu số 0 V hoặc 5 V; lối ra tương tự từ 0 V tới 5 V): 1 chiếc.

Còi chip 5 V: 1 chiếc.

- Dây cắm: 30 sợi.

- Nguồn acquy hoặc pin 5 V: 1 chiếc.

III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và hoạt động của mạch điện báo cháy (Hình 23.1).

Bước 2: Chuẩn bị mạch thử và các vật tư, linh kiện cần thiết.

Bước 3: Lắp ráp các linh kiện lên mạch thử theo sơ đồ Hình 23.2. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành

BÀI 23: THỰC HÀNH: LẮP RÁP, KIỂM TRA MẠCH BÁO CHÁY SỬ DỤNG CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

BÀI 23: THỰC HÀNH: LẮP RÁP, KIỂM TRA MẠCH BÁO CHÁY SỬ DỤNG CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

IV. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH

  1. Hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá.

  2. Đánh giá chéo kết quả giữa các nhóm.

  3. Nhận xét, đánh giá kết quả và chấm báo cáo

=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 23: Thực hành Lắp ráp, kiểm tra mạch báo cháy sử dụng các cổng logic cơ bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay