Nội dung chính Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 8: Hệ thống điện trong gia đình

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 8: Hệ thống điện trong gia đình sách Công nghệ 12 Điện - điện tử sách Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức

BÀI 8: HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

I. CẤU TRÚC CHUNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH 

- Nhiệm vụ: phân phối điện năng từ mạng điện hạ áp cho các tải tiêu thụ là các thiết bị sử dụng điện trong gia đình

- Cấu trúc gồm: Thiết bị đóng cắt và đo lường; tủ điện tổng; các tủ điện nhánh; công tắc và thiết bị lấy điện; dây dẫn điện.

- Vai trò của từng thành phần có trong hệ thống điện trong gia đình: 

+ Thiết bị đóng - cắt nguồn và đo lường điện: có nhiệm vụ bảo vệ chống quá tải và đóng hoặc cắt nguồn điện từ lưới hạ áp cấp cho hệ thống điện qua thiết bị đo lường điện.

+ Tủ điện tổng: có nhiệm vụ bảo vệ chống quá tải và đóng - cắt nguồn điện từ công tơ cấp cho hệ thống điện và các mạch nhánh.

Các tủ điện nhánh:  có nhiệm vụ bảo vệ chống quá tải và đóng cắt nguồn điện mạch nhánh cấp cho hệ thống chiếu sáng, điều hoà nhiệt độ, ổ cắm điện,...

+ Công tắc và thiết bị lấy điện: công tắc có nhiệm vụ đóng - cắt nguồn điện từ tủ điện nhánh cấp cho tải, thường là các đèn chiếu sáng, bình nóng lạnh,...; thiết bị lấy điện gồm ổ cắm và phích cắm điện có nhiệm vụ lấy điện từ hệ thống điện cấp cho tải như quạt, tủ lạnh,...

+ Dây dẫn điện: kết nối các thành phần, thiết bị trong lưới điện và truyền tải điện năng từ nguồn đến tải tiêu thụ. Đường dây có thể đi nổi hoặc ngầm trong tường.

II. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH 

1. Sơ đồ nguyên lí 

- Sơ đồ nguyên lí thể hiện hoạt động và kết nối giữa các thiết bị trong hệ thống điện, không chỉ rõ vị trí lắp đặt cụ thể và khoảng cách đường dây nối giữa chúng. 

- Quy trình vẽ sơ đồ nguyên lí của hệ thống điện như sau:

Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu của mạch điện, từ đó xác định các phần tử của mạch điện và kí hiệu của các phần tử đó.

Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện của các phần tử trong hệ thống điện.

Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí hệ thống điện.

2. Sơ đồ lắp đặt 

Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ thể hiện vị trí kết nối các thiết bị trong hệ thống điện. Sơ đồ lắp đặt dùng để dự trù nguyên vật liệu, thi công lắp đặt, cũng như xử lí, khắc phục sự cố điện 

- Sơ đồ lắp đặt được thực hiện theo các bước sau: 

 Bước 1:

- Dựa vào sơ đồ nguyên lí và vị trí các thiết bị điện trong hệ thống điện, thống kê số lượng các thiết bị điện, phần tử đóng cắt, bảo vệ và cấp nguồn.

- Kí hiệu các thiết bị, phần tử điện trong sơ đồ hệ thống điện.

Bước 2:

- Xác định vị trí của các tải tiêu thụ trong gia đình, đảm bảo phù hợp công năng sử dụng.

- Xác định vị trí lắp đặt của các tủ điện tổng, tủ điện nhánh và tủ điện trong các phòng.

- Xác định vị trí các bảng điện, công tắc, thiết bị điều khiển trong hệ thống điện. 

Bước 3:

- Vẽ đường dây nguồn.

- Vẽ đường dây dẫn kết nối các thiết bị và phần tử mạch điện với nguồn điện.

- Đảm bảo nối đúng, an toàn, đồng thời giữ cho sơ đồ gọn gàng và dễ đọc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay