Nội dung chính Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 21: Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 21: Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản sách Công nghệ 12 Điện - điện tử sách Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

I. TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG

1. Khái niệm tín hiệu số

Tín hiệu số là một chuỗi các tín hiệu rời rạc, có biên độ không đổi trong một khoảng thời gian nhất định (Hình 21.2 SGK).

- Đặc điểm của tín hiệu số: ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu, dễ dàng khôi phục bằng cách sử dụng bộ lặp hoặc các bộ khuếch đại. Tín hiệu số được sử dụng phổ biến trong máy tính và các thiết bị kĩ thuật số, cho phép nhiều người dùng đồng thời, có thể nén, xử lí, mã hoá và bảo mật tốt hơn tín hiệu tương tự.

2. Các tham số đặc trưng của tín hiệu số

a) Bit và mức điện áp

Trong tín hiệu số, bit (0 hoặc 1) thường được biểu diễn bằng một mức điện áp (ví dụ mức thấp 0 V cho bit 0 và mức cao 5 V cho bit 1).

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

b)  Tốc độ bit và khoảng bit

- Tốc độ bit là số bit trên 1 giây, kí hiệu là R, đơn vị là bit/giây (bit/s).

- Khoảng bit: là thời gian kéo dài của một bit, kí hiệu là Tb được tính theo công thức:BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN, đơn vị là giây.

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

II. KHÁI NIỆM CỔNG LOGIC

Cổng logic là một mạch điện thực hiện chức năng của một hàm logic (hàm Boole). Mỗi cổng logic thực hiện một phép toán đại số logic trên một hoặc nhiều lối vào để tạo ra một kết quả logic duy nhất ở đầu ra.

Bảng 21.1. K1 và K2 mắc song song

K1

K2

Đ1

0

0

0

0

1

1

1

0

1

1

1

1

Bảng 21.2. K1 và K2 mắc nội tiếp

K1

K2

Đ1

0

0

0

0

1

0

1

0

0

1

1

1

II. MỘT SỐ CỔNG LOGIC CƠ BẢN

1. Cổng OR

- Hàm logic: y = x+ x2

- Kí hiệu logic (Hình 21.6):

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

Bảng 21.3. Bảng chân lí của cổng OR

x1

x2

y

0

0

0

1

0

1

0

1

1

1

1

1

- Ví dụ IC 74LS32 có 4 cổng OR (Hình 21.7).

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Công dụng của cổng OR: Cổng OR được sử dụng trong việc cộng logic hai hoặc nhiều tín hiệu đầu vào thành một tín hiệu đầu ra và tạo ra kết quả logic phức tạp từ các tín hiệu đơn giản như mạch cộng tín hiệu, mạch điều khiển đóng ngắt,....

2. Cổng AND

- Hàm logic: y = x1.x2

- Kí hiệu logic (Hình 21.8):

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

Bảng 21.4. Bảng chân lí của cổng AND

x1

x2

y

0

0

0

1

0

0

0

1

0

1

1

1

- Ví dụ IC 74LS08 có 4 cổng AND (Hình 21.9).

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Công dụng của cổng AND: Cổng AND được sử dụng trong việc nhân logic hai hoặc nhiều tín hiệu đầu vào thành một tín hiệu đầu ra và tạo ra kết quả logic phức tạp từ các tín hiệu đơn giản như mạch nhân tín hiệu, mạch điều khiển đóng/ngắt.
3. Cổng NOT

- Hàm logic: BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN 

- Kí hiệu logic (Hình 21.10):

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

Bảng 21.5. Bảng chân lí của cổng NOT

x

y = x

0

1

1

0

- Ví dụ IC 74LS04 có 6 cổng NOT (Hình 21.11).

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Công dụng của cổng NOT: Cổng NOT thường được sử dụng để đảo ngược trạng thái tín hiệu đầu vào hoặc điều khiển các tín hiệu logic trong mạch điện tử, mạch cảm biến,...

4. Cổng NOR

- Hàm logic: BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Kí hiệu logic (Hình 21.12):

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

Bảng 21.6. Bảng chân lí của cổng NOR

x1

x2

y

0

0

1

1

0

0

0

1

0

1

1

0

- Ví dụ IC 74LS02 có 4 cổng NOR (Hinh 21.14).

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Công dụng của cổng NOR: Cổng NOR được sử dụng để đảo ngược trạng thái của mạch cộng logic hoặc điều khiển các tín hiệu logic trong mạch điện tử, mạch cảm biến,...

5. Cổng NAND

- Hàm logic: BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Kí hiệu logic (Hình 21.15):

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

- Cổng NAND có thể tạo ra bằng cách mắc nối tiếp một cổng AND với một cổng NOT.

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

Bảng 21.7. Bảng chân lí của cổng NAND

x1

x2

y

0

0

1

1

0

1

0

1

1

1

1

0

- Ví dụ IC 74LS00 có 4 cổng NAND (Hình 21.17).

BÀI 21: TÍN HIỆU SỐ VÀ CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN
- Công dụng của cổng NAND: Cổng NAND được sử dụng để đảo ngược trạng thái của mạch nhân logic hoặc điều khiển các tín hiệu logic trong mạch điện tử, mạch cảm biến,...

=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 21: Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay