Nội dung chính Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối sách Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
BÀI 7: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI
I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh
1. Đặc điểm thực vật học
- Tên khoa học: Musa sp.
- Bộ rễ: Rễ chuỗi thuộc loại rễ chùm, gồm các rễ ngang và rễ thẳng. Rễ ngang mọc xung quanh củ chuỗi và phân bố ở lớp đất mặt, loại rễ này sinh trưởng khoẻ, đảm nhận chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Rễ thẳng mọc ở phía dưới củ tác dụng chủ yếu giúp cây đứng vững.
- Thân, cành: Thân chuỗi là thân củ, nằm dưới mặt đất (thân thật). Phần thân trên mặt đất là thận giả, có hình trụ, được hình thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, cao từ 3 m đến 4 m, đường kính khoảng 20 – 30 cm tuỳ từng loài. Thán giả của cây chuối có đến 90% là nước, vì vậy cây chuỗi cần rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, phát triển.
- Lá: Cây chuối trưởng thành có thể có từ 10 lá đến 15 lá tuỳ từng giống. Lá chuối có diện tích tương đối lớn, phiến lá có thể rộng tới 0,6 m và dài tới 3 m. Do có diện tích là lớn nên cây chuối dễ bị thoát hơi nước qua lá
- Hoa: Hoa chuối thuộc loại hoa chùm (Hình 7.2a), gồm ba loại: hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa đực. Trong đó, chỉ có hoa cái có khả năng phát triển thành quả.
- Qủa: Qủa chuối ra thành nải trên trục hoa tạo thành buồng chuối, số quả của mỗi nải và số nải của mỗi buồng tùy thuộc vào từng giống. Khi chín quả có màu vàng, thị quả mềm, vị ngọt.
2. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: nhiệt độ từ 25 °C đến 35 °C, cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt. Nhiệt độ xuống dưới 16 °C, cây chuối sẽ sinh trưởng chậm và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 12 °C.
- Lượng mưa và độ ẩm: Cây chuối cần nhiều nước cho quá trình sinh trưởng, phát triển nhưng không chịu được ngập úng. Vùng trồng chuối thích hợp là nơi có lượng mua khoảng 1 200 – 2 400 mm/năm và phân bố đều trong các tháng.
- Ánh sáng: Cây chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng rộng. Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây chuối sinh trưởng, phát triển từ 1000 Lux đến 10 000 Lux. Để đạt năng suất và chất lượng quả tốt, vào thời kì ra hoa và mang quả, cây cần nhiều ánh sáng.
- Đất trồng: Chuối là loại cây dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất như đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa,... Tuy nhiên, do bộ rễ chuỗi khá mềm, dễ bị tổn thương do các điều kiện bất lợi, đặc biệt như ngập úng. Do đó, đất trồng chuối tốt nhất ở những nơi thoát nước tốt, độ pH trong khoảng 6,0 – 7,4.
- Gió: cây chuối rất dễ bị ảnh hưởng bởi gió. Gió mạnh có thể tạo ra sự thoát hơi nước bất thường, làm rách lá, đổ cây.
II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc
1. Kĩ thuật trồng
- Thời vụ: các tỉnh phía Nam, thời vụ trồng thích hợp từ đầu đến giữa mùa mưa (tháng 5 đến tháng 8). Đối với phía Bắc, trồng vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
- Khoảng cách:
+ Chuối tiêu: cây cách cây 2m, hàng cách hàng khoảng 2 – 2,5m, tướng đương mật độ khoảng 2000 – 2500 cây/ha.
+ Chuối tây: cây cách cây 2m, hàng cách hàng khoảng 2 – 2,8m, tương đương mật độ khoảng 1800 – 2000 cây/ha.
- Chuẩn bị hố trồng: Đào hố theo kich thước mỗi chiều 40 x 40 x 40cm. Bón phân lót: mỗi hố khoảng 15kg phân hữu cơ và từ 380g đến 410g supe lân. Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ lượng phân lót, sau đó lấp trở lại hố trồng.
- Trồng cây: Tạo hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu, đặt cây xuống hố trồng, lấp đất và dùng tay chèn chặt đất xung quanh bầu cây đến khi đất cao hơn mặt bầu khoảng 5cm. Dùng nylon che phủ đất để ngăn cỏ dại và giữ ẩm.
2. Kĩ thuật chăm sóc
- Làm cỏ, vun xới
- Bón phân thúc: Lượng phân bón hằng năm cho cây chuối phụ thuộc vào từng giống chuối và loại đất trồng.
- Thời điểm bón phân:
+ Vụ 1: Toàn bộ lượng phân chia làm 7 lần bón, lần 1 sau khi trồng 1 tháng, các lần tiếp theo cách nhau 1,5 tháng.
+ Vụ 2: Chia làm 5 lần bón, lần 1 sau khi thu hoạch vụ 1, các lần tiếp theo cách nhau 1 tháng.
- Cách bón: Khi cây còn nhỏ, bón phân cách gốc từ 20 đến 30cm. Khi cây lớn, bón cách gốc từ 30 đến 60cm. Bón lần 1 và lần 2 bằng cách rạch đất để tạo rãnh nông, rải phân và lấp đất. Lần 3 trở đi chỉ cần rải phân trên mặt đất, sau đó tưới nước.
- Tưới nước:
+ Giai đoạn từ sau trồng đến 1 tháng: hai ngày tưới 1 lần, mỗi lần từ 4l đến 5 lít/cây.
+ Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến khi trổ hoa: bảy ngày tưới 1 lần, mỗi lần từ 5l đến 10 lít/cây.
+ GĐ trổ hoa, hình thành và phát triển quả: tưới từ 20 lít đến 25 lít/cây, 3 ngyaf tưới 1 lần.
+ GĐ 30 ngày trước khi thu hoạch hạn chế tưới nước.
- Một số loại sâu hại: Sâu đục thân chuối, bọ nẹt chuối, bọ trĩ,…
- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng.
+ Bắt bằng tay hoặc bẫy bả để diệt trưởng thành.
+ Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng.
- Một số bệnh hại: Bệnh đốm lá, Bệnh héo vàng lá chuối, bệnh chùn đọt BBTV,…
- Biện pháp:
+ Sử dụng giống chống chịu, tiêu thoát nước, bón phân cân đối, vệ sinh vườn, bao buồng quả…
+ Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc đồng hay gốc lưu huỳnh,…
III. Kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả
- Để cây chuối ra hoa, đậu quả, cho năng suất cao và chất lượng quả tốt cần chăm sóc cây chuối đúng kĩ thuật. Khi cây chuối đã đạt kích thước tối đa (sau khi trồng từ 10 tháng đến 12 tháng tuỳ giống), bón bổ sung phân NPK (18-10-14) với lượng từ 250 kg đến 300 kg/ha để kích thích cây chuối trổ buồng. Khi chuối đã trổ buồng, sử dụng cytokinin với liều lượng thích hợp để kích thích quả lớn, giúp quả đồng đều về kích thước và tránh những dị tật của quả.
=> Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối