Nội dung chính Địa lí 12 cánh diều Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sách Địa lí 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
BÀI 2. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, ĐÒI SỐNG
I. BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu
a) Tính chất nhiệt đới
- Trên cả nước, tổng số giờ nắng trong năm phổ biến từ 1 400 đến 3.000 giờ.
- Ngoài các vùng núi cao và trung bình, nhiệt độ không khí trung bình năm của cả nước thường lớn hơn 21 °C.
- Tính chất nhiệt đới có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam.
b) Tính chất ẩm
- Nước ta có tổng lượng mưa trong năm lớn, phổ biến từ 1 500 đến 2000 mm, nhiều nơi mưa trên 2 500 mm/năm.
- Độ ẩm tương đối đạt từ 80 đến 85%.
- Do lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi nên cân bằng ẩm trong năm luôn dương.
c) Tính chất gió mùa
- Tính chất gió mùa của khí hậu thể hiện ở sự đối lập về hướng, tính chất gió và đặc điểm thời tiết, khí hậu giữa các mùa trong năm.
- Do vị trí địa lí nằm ở vùng nội chỉ tuyến, trong khu vực gió mùa châu Á nên trong năm nước ta có hai mùa gió là: gió mùa đông và gió mùa hạ.
2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác
a) Địa hình
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở các quá trình ngoại lực (phong hoá, xâm thực, bồi tụ) diễn ra mạnh mẽ.
b) Sông ngòi
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở mật độ sông ngòi lớn, sông ngòi nhiều nước, nhiều phù sa và chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa.
c) Đất
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở quá trình hình thành đất và các loại đất chính.
- Trong điều kiện nhiệt, ẩm cao và phân mùa nên đất thường có độ dày lớn nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi, đặc biệt là ở các vùng đồi núi dốc. Nhiệt và ẩm cao cũng làm cho tốc độ phân huỷ chất hữu cơ nhanh nên đất thường nghèo mùn.
d) Sinh vật
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện chủ yếu ở sự phổ biến của các loài sinh vật nhiệt đới và kiểu hệ sinh thái rừng đặc trưng.
II. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
1. Ảnh hưởng đến sản xuất
a) Đối với nông nghiệp
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra quanh năm, tạo điều kiện để thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Hệ thống sông ngòi nhiều nước là nguồn cung cấp nước tưới và cải tạo đất trồng.
- Tuy nhiên, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp.
b) Đối với các ngành khác
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho phát triển một số ngành kinh tế như: du lịch, giao thông vận tải, xây dựng....
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng có thể diễn ra quanh năm.
- Mật độ sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào là điều kiện để phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, thuỷ điện, cung cấp nước cho các ngành sản xuất. Mùa khô là thời ki thuận lợi cho các hoạt động khai thác và xây dựng....
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây nhiều khó khăn cho các ngành kinh tế.
2. Ảnh hưởng đến đời sống
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
- Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy sông ngòi lớn của vùng nhiệt đới ẩm là nguồn cung cấp nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu khai thác nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, các thành phố lớn.
- Ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với đời sống người dân là có nhiều thiên tai, tác động xấu tới sức khoẻ con người và có thể gây tổn thất lớn về người, tài sản.