Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giáo án Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sách Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

  • Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 

  • Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin Bảng 2, Hình 2 để nhận thức về các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác; Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác; Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học trong bài để tìm hiểu về ảnh hưởng của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên tới đời sống người dân địa phương em.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Bản đồ khí hậu Việt Nam.

  • Hình ảnh, video về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam.

  • Phiếu học tập, Mảnh ghép trò chơi “Đi tìm một nửa”. 

  • Phiếu đánh giá sản phẩm kịch ngắn.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Giấy A4, giấy ghi chú.

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và huy động kiến thức đã có của HS về các bài hát liên quan đến thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Từ đó, dẫn dắt, giới thiệu vào nội dung bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán tên bài hát”, HS nghe từng đoạn nhạc, thực hiện nhiệm vụ: Đoán tên bài hát và nêu những đặc điểm của thiên nhiên nước ta qua các bài hát đó. 

c. Sản phẩm: 

- Tên các bài hát trong các đoạn nhạc được phát.

- Những đặc điểm của thiên nhiên nước ta của các bài hát đó. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Đoán tên bài hát”.

- GV chia HS cả lớp thành 4 đội và phổ biến luật chơi:

+ Các đội lắng nghe từng đoạn nhạc ngắn (20 giây cho mỗi đoạn) và đoán tên bài hát.

+ Mỗi lượt đoán đúng, HS được 1 điểm cộng. 

- GV cho các đội chơi nghe các bản nhạc:

+ Bản nhạc 1: https://youtu.be/MtK0yn_H8ts?si=NjQl_wzNvT3qiScS (Từ 0:38 – 0:46)

+ Bản nhạc 2: https://youtu.be/cPJ2lv8aesM?si=bfUIyBco4DJkxosB (Từ 1:10 – 1:24)

+ Bản nhạc 3: https://youtu.be/_4r9d5BxN40?si=bDdgGKHlYav7mT3M (Từ 0:25 – 0:33)

+ Bản nhạc 4: https://youtu.be/p4ryw5vascY?si=dbHeDaQkLVfzpHpd (Từ 1:39 – 1:45)

- Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Các bài hát trên gợi ra những đặc điểm nào của thiên nhiên nước ta?

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Khí hậu miền Bắc như thế nào?

+ Mưa ở miền Trung có điều gì làm em ấn tượng?

+ Sự khác biệt thời tiết giữa 2 bên sườn dãy Trường Sơn như thế nào?

+ Địa hình, đất, sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi để trồng cây gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe nhạc, vận dụng hiểu biết thực tế, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các đội chơi lần lượt đưa ra đáp án và trả lời câu hỏi.

- GV mời các đội chơi khác đưa ra đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Tên các bài hát đã nghe:

Bản nhạc 1: Miền Bắc quê hương tôi.

Bản nhạc 2: Mưa chiều miền Trung.

Bản nhạc 3: Sợi nhớ sợi thương.

Bản nhạc 4: Hành trình trên đất phù sa.

+ Những đặc điểm của thiên nhiên nước ta qua các bài hát:

  • Khí hậu miền Bắc: Mùa hạ nắng đẹp; mùa thu lá vàng;mùa đông lạnh giá; xuân về hoa đào đón chào.
  • Điểm ấn tượng của mưa ở miền Trung: Chiều miền Trung mưa tím bên sông.
  • Sự khác biệt thời tiết giữa 2 bên sườn dãy Trường Sơn: Bên nắng đốt bên mưa quây; Nghiêng sườn Đông che mưa, nghiêng sườn Tây xoã bóng mát.
  • Địa hình, đất, sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi để trồng cây: xoài cát, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, quýt hồng Lai Vung,…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Việt Nam, được biểu hiện qua khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và các thành phần tự nhiên khác như địa hình, đất, sông ngòi và sinh vật. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu.

- Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên khác.

- Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng về đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Bảng 2, Hình 2, thông tin mục I.1, I.2, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.

- Trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên: địa hình và đất, sông ngòi và sinh vật.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, câu trả lời của HS về các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chặng 1: Nhà khí hậu học tài ba

- GV giữ nguyên 4 nhóm ở hoạt động Khởi động.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Bảng 2, Hình 2, đọc thông tin mục I.1 SGK tr.11 – 13 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bảng 2. Nhiệt độ, biên độ nhiệt trung bình năm 

và tổng số giờ nắng của một số trạm khí tượng ở nước ta

Trạm khí tượng

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

Biên độ nhiệt trung bình năm (°C)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Hà Đông (Hà Nội)

23,7

12,6

1 478

Huế

25,1

9,4

1 916

Vũng Tàu

27,1

3,5

2 643

(Nguồn: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về số liệu 

điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, 2022)

Hình 2. Khí hậu Việt Nam

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

Nhóm:……………………………………………………..

 

Câu 1: Nêu biểu hiện của tính chất nhiệt đới.

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Câu 2: Nêu biểu hiện của tính chất ẩm.

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Câu 3: Nêu biểu hiện của tính chất gió mùa.

Gió mùa

Gió mùa đông

Gió mùa hạ

Nguồn gốc

 

 

Thời gian hoạt động

 

 

Phạm vi

 

 

Hướng gió

 

 

Hệ quả

 

 

Câu 4: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận 4 nội dung trong Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1 cho các nhóm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

I. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Tìm hiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Tính chất nhiệt đới

b. Tính chất ẩm

c. Tính chất gió mùa

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. 

Tư liệu 1: Áp cao Xi-bia là trung tâm áp cao nhiệt lực hình thành do lục địa Á – Âu rộng lớn bị mất nhiệt mạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trong mùa đông tại đây dao động từ -40°C đến -15°C, trung bình là -24°C. Trị số khí áp ở tâm của áp cao này khoảng 1 040 mb, cực đại có thể lên đến 1 080 mb.

Tư liệu 2: Bản chất của gió mùa Đông Bắc là sự di chuyển của khối khí cực đới lục địa từ vùng áp cao Xi-bia nằm ở khoảng vĩ độ 50°B. Tại trung tâm này, không khí rất lạnh và khô, nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -40°C đến -15°C, trị số áp suất lên tới 1 040 – 1 060 mb.

Tư liệu 3: 

Gió mùa đông ở Đông Nam Á

Gió mùa hạ ở Đông Nam Á

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

Nhóm:……………………………………………………..

 

Câu 1: Nêu biểu hiện của tính chất nhiệt đới.

- Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20°C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.

- Nhiều nắng, tổng số giờ nắng trung bình từ 1 400 – 3 000 giờ/năm, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 2: Nêu biểu hiện của tính chất ẩm.

- Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 mm – 2 000 mm/năm. 

- Lượng mưa phân bố không đều: 

+ Nơi mưa nhiều: lên đến 3 500 – 4 000 mm/năm.

+ Nơi mưa ít: dưới 1 000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%. Cân bằng ẩm luôn dương. 

Câu 3: Nêu biểu hiện của tính chất gió mùa.

Gió mùa

Gió mùa đông

Gió mùa hạ

Nguồn gốc

Áp cao Xi-bia.

- Nửa đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn Độ Dương. 

- Giữa và cuối mùa hạ: áp cap cận chí tuyến bán cầu Nam.

Thời gian hoạt động

Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau.

Phạm vi

Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).

Cả nước.

Hướng gió

Đông bắc.

Tây nam, đông nam.

Hệ quả

- Miền Bắc có một mùa đông lạnh.

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh khô.

+ Giữa và cuối mùa đông: lạnh ẩm.

- Miền Nam: Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ và tạo một mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên. 

- Nửa đầu mùa hạ: mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển miền Trung và một phần khu vực Tây Bắc. 

- Giữa và cuối mùa hạ: mưa lớn trên cả nước.

Câu 4: Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

- Tính nhiệt đới: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh.

- Tính ẩm: nước ta có Biển Đông – nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.

- Tính gió mùa: nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc và khu vực gió mùa châu Á điển hình nên chịu tác động của các khối không khí hoạt động theo mùa. 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các thành phần tự nhiên khác

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chặng 2: Nhà biên kịch xuất sắc

- GV giữ nguyên số nhóm ở chặng 1, giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin I.2 SGK tr.14, hãy xây dựng kịch bản đóng vai (tối đa 3 phút) để làm rõ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện qua các thành phần tự nhiên:

+ Nhóm 1: Địa hình.

+ Nhóm 2: Đất.

+ Nhóm 3: Sông ngòi.

+ Nhóm 4: Sinh vật. 

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về các thành phần tự nhiên khác (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV phát phiếu đánh giá sản phẩm kịch ngắn (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm lên kế hoạch xây dựng kịch bản và đóng vai theo nhóm đã phân công.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm đóng vai trước lớp, trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần địa hình, đất, sông ngòi, sinh vật.

- GV yêu cầu HS quan sát, đặt câu hỏi phản biện, đánh giá đồng đẳng theo phiếu tiêu chí đánh giá sản phẩm kịch ngắn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét quá trình làm việc nhóm, tổng kết điểm đánh giá của các nhóm. 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta không chỉ biểu hiện trong các yếu tố khí hậu mà còn biểu hiện rõ rệt trong tất cả các thành phần tự nhiên khác như địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Các thành phần tự nhiên khác

a. Địa hình

- Phong hóa: ở khu vực đồi núi diễn ra mạnh mẽ.

+ Vùng núi đá vôi: ăn mòn, xâm thực, phong hóa tạo nên dạng địa hình các-xtơ.

+ Vùng đá mắc-ma: phong hóa diễn ra yếu, chậm hơn.

- Xâm thực và bồi tụ: 

+ Đồi núi: quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ; đất bị xói mòn, rửa trôi; đất trượt, đá lở.

+ Đồng bằng: quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng trũng thấp và hạ lưu sông. 

b. Đất

- Quá trình phong hóa đá mẹ: diễn ra mạnh, tốc độ phân giải vật chất hữu cơ nhanh, tạo nên lớp đất dày.

- Quá trình tạo ra màu đặc trưng của đất: mưa nhiều, tập trung theo mùa làm rửa trôi bazo dễ tan, tích tụ oxit sắt, oxit nhôm, tạo đất chua và màu vàng đỏ của đất.

- Quá trình feralit: 

+ Diễn ra mạnh ở vùng núi thấp.

+ Đất feralit chủ yếu ở vùng đồi núi.

c. Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi: dày đặc với 2 360 con sông (từ 10 km trở lên). 

- Lượng nước: trên 830 tỉ m3/năm, lượng phù sa lớn.

- Chế độ dòng chảy: 

+ Mùa lũ (mùa mưa): từ 4 – 5 tháng, lượng nước chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn (mùa khô): từ 7 – 8 tháng, lượng nước chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.

d. Sinh vật

- Đa dạng loài, khả năng sinh trưởng, năng suất sinh học cao của các quần xã động, thực vật. 

- Hình thành nhiều kiểu rừng tiêu biểu (hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa).

Tư liệu 4: Đá ong là sản phẩm của quá trình tích lũy đối với các ô-xit sắt và ô-xit nhôm trong đất (la-te-rít). Ở nước ta, đá ong thường hình thành ở rìa các đồng bằng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi. Nếu thực vật bị chặt phá, lớp đất mặt mất dần, tầng đá ong có thể lộ ra trên bề mặt địa hình và trở nên rắn chắc.

Tư liệu 5:

 

   

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay