Nội dung chính Địa lí 6 kết nối tri thức Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ và địa lí
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ và địa lí sách Địa lí 6 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN, TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
- HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN
- Nhận xét về hình dạng:
- Hình cầu, trục nghiêng
- Là mô hình của Trái Đất phản ánh chính xác, rõ ràng về hình dạng và kích thước đã được thu nhỏ.
- Khái niệm:
- Kinh tuyến gốc kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo)
- Kinh tuyến tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
- Vĩ tuyến bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau, các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
- KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
- Kinh độ là: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số đó từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc
- Vĩ độ: Vĩ độ địa lý của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo.
- Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
- Tọa độ điểm A (600B, 1200Đ)
- Tọa độ điểm B (23027’B, 600Đ)
- Tọa độ điểm C (300N, 900Đ)