Nội dung chính Địa lí 8 Cánh diều bài 5: Khí hậu Việt Nam

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 5: Khí hậu Việt Nam sách Địa lí 8 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

BÀI 5: KHÍ HẬU VIỆT NAM

 

I. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Tính chất

Nguyên nhân

Biểu hiện

Nhiệt đới

Do ảnh hưởng của vị trí địa lí

- Lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước. 

- Số giờ nắng dao động từ 1400 giờ/năm đến 3.000 giờ năm. 

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C (trừ các vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

Ẩm

- Do ảnh hưởng của địa hình

- Nước ta có tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1.500 mm đến 2.000 mm

- Cân bằng ẩm luôn dương 

- Độ ẩm không khí cao, thường trên 80 %.

Gió mùa

Do vị trí địa lí nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa

- Gió mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 

+ Gió thổi theo hướng đông bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc, 

+ Gió mùa Đông Bắc tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta, nửa đầu mùa đông lạnh khô, ít mưa; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn. 

- Gió mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. 

+ Gió thổi theo hướng tây nam là chủ yếu nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam. 

+ Đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, khối khí này vượt dãy Trường Sơn, gây ra hiện tượng khô nóng cho đồng bằng Trung Bộ và khu vực Nam Tây Bắc. Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên. 

II. SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM

Phân hoá từ bắc vào nam

- Miền khí hậu phía bắc: ở phía bắc dãy Bạch Mã có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. 

+ Mùa đông lạnh, đầu mùa đông có thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông có thời tiết lạnh ẩm. 

+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía nam : ở phía nam dãy Bạch Mã, có khí hậu cận xích đạo gió mùa; nhiệt độ cao quanh năm, trung bình năm trên 25°C; sự phân mùa thể hiện ở lượng mưa với sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô

Phân hoá từ tây sang đông

- Do ảnh hưởng của địa hình và hoạt động của các khối khí thịnh hành đã tạo ra sự khác biệt về khí hậu giữa vùng biển, thềm lục địa với vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.

Phân hoá theo độ cao

- Đai nhiệt đới gió mùa: từ 0 m đến 600 – 700 m ở miền Bắc và từ 0 m đến 900 – 1.000 m ở miền Nam, khí hậu thể hiện rõ tính nhiệt đới ẩm. 

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi từ ranh giới phía trên của đai nhiệt đới gió mùa đến khoảng 2 600 m; khí hậu mát mẽ, mưa nhiều.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi: từ độ cao 2.600 m trở lên; khí hậu mang tính chất ôn đới, nhiệt độ quanh năm không vượt quá 15°C, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, có thể có tuyết rơi.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

  1. Đối với sản xuất nông nghiệp

- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp ở nước ta được tiến hành quanh năm, có thể trồng được nhiều vụ một năm, cho năng suất cao,... tạo nên các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu.

- Tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh: Tính chất gió mùa cùng với sự phân hoá của khí hậu đã làm cho cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp cũng khác nhau giữa các vùng, địa phương. 

- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng: nước ta có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có cả các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

- Sản xuất nông nghiệp bấp bênh, nhiều rủi ro: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng mang đến thiên tai (lũ lụt, hạn hán,...), dịch bệnh,... gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

  1. Đối với sự phát triển du lịch

- Ở miền Bắc, do có mùa đông lạnh nên hoạt động du lịch biển thưởng diễn ra vào mùa hạ. Tại các vùng núi cao, mùa hạ có khí hậu mát mẻ; mùa đông nhiệt độ giảm mạnh, có thể có tuyết rơi trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn.

- Ở miền Nam, do có nhiệt độ cao quanh năm nên nhiều nơi có thể tổ chức hoạt động du lịch biển trong tất cả các mùa.

- Tuy nhiên, sự phân mùa sâu sắc và các hiện tượng thời tiết bất thường của khí hậu nước ta cũng mang đến những khó khăn, làm gián đoạn hoạt động du lịch ở nhiều địa phương trên cả nước.

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay