Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 1 Chủ đề 3: Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 3: Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường sách Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 1. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. Xác định những việc làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường

1. Chỉ ra những việc cần làm góp phần xây dựng và phát triển nhà trường

- Xây dựng hình ảnh nhà trường:

+ Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của nhà trường.

+ Truyền thông để chia sẻ về những ngày lễ truyền thống của nhà trường.

- Thực hiện văn hóa ứng xử học đường:

+ Có hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức văn hóa của Việt Nam, phù hợp với nội quy của nhà trường.

+ Chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy và không đăng tải thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội.

- Xây dựng văn hóa học tập trong nhà trường:

+ Tham gia các nhóm học tập trên nền tảng công nghệ.

+ Sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập.

2. Chia sẻ những việc em đã làm góp phần xây dựng, phát triển nhà trường và cảm xúc của em khi thực hiện việc làm đó

- HS cần tích cực tham gia thực hiện các việc làm góp phần xây dựng, phát triển nhà trường.

- Đó cũng là cách để mỗi HS thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với truyền thống nhà trường, giúp HS cảm thấy vui, hạnh phúc hơn khi được tham gia vào các hoạt động của trường học, cùng các giáo viên và các bạn tạo ra một môi trường học tập thân thiện và năng động.

II. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

1. Chia sẻ những việc em đã làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

Những việc làm giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô:

- Gửi lời chúc tới thầy cô vào dịp lễ, tết hay sự kiện đặc biệt của trường.

- Cùng thầy cô tham gia một số hoạt động.

- Giao tiếp, cư xử đúng mực.

- Lễ phép chào hỏi khi gặp thầy, cô giáo.

- Tích cực phát biểu, chủ động bày tỏ ý kiến với thầy cô.

- Thể hiện sự tinh tế, quan tâm, biết ơn với thầy cô.

- ...

2. Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

- Không ngừng nuôi dưỡng các mối quan hệ:

+ Trò chuyện, hỏi thăm thường xuyên.

+ Gửi những lời chúc vào những dịp lễ, tết hay một ngày kỉ niệm đặc biệt.

+ Gửi email, tin nhắn chia sẻ điều bình dị trong cuộc sống.

+ Cùng tham gia một số hoạt động.

- Xây dựng hình ảnh tích cực:

+ Giao tiếp, cư xử đúng mực, chân thành.

+ Không cố chấp, áp đặt suy nghĩ của bản thân.

+ Kính trọng và lịch sự.

+ Chia sẻ và giúp đỡ.

- Tôn trọng sự khác biệt:

+ Lắng nghe ý kiến của thầy cô.

+ Chấp nhận sự khác biệt về tính cách, suy nghĩ,...

+ Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc một cách chân thành.

- Chia sẻ những giá trị hữu ích:

+ Chủ động tìm kiếm và chia sẻ những thông tin hữu ích hoặc giá trị chung cùng quan tâm.

+ Tạo ra những chủ đề thú vị để có thể bàn luận cùng nhau.

3. Chia sẻ cảm xúc của em khi phát triển được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

Khi thực hiện được những việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, HS sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Ngoài ra, HS có hứng thú đến trường hơn, được mọi người xung quanh yêu quý và thành tích học tập cũng tiến bộ.

III. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn

1. Trao đổi về những cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn

- Hiểu rõ mong muốn của bản thân trước khi xây dựng mối quan hệ với các bạn.

- Bao dung, bỏ qua những việc nhỏ nhặt, không làm tổn thương đến mối quan hệ với các bạn.

- Chân thành, trung thực để mối quan hệ với các bạn có thể bền vững.

- Tôn trọng sự khác biệt.

- Kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Chủ động, thường xuyên duy trì kết nối.

- Lắng nghe và thể hiện sự tương tác một cách cởi mở.

- Tán thưởng và động viên những thành quả của bạn.

- ...

2. Đề xuất cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong các trường hợp cụ thể

Trong mối quan hệ bạn bè có thể nảy sinh nhiều tình huống khác nhau. Dù trong tình huống như thế nào, mỗi chúng ta cần bình tĩnh, suy xét và biết cách thể hiện sự ứng xử đúng mực, phù hợp. Đó là cách chúng ta duy trì và giữ gìn tình bạn của mình.

3. Rút ra bài học cho bản thân để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn

Để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn, mỗi HS cần trân trọng mối quan hệ của mình, luôn lắng nghe và chia sẻ, dành thời gian cho nhau. Ngoài ra, HS cần tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt của nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết.

IV. Làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với các bạn ở trường và qua mạng xã hội

1. Thảo luận và đề xuất các cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ tốt đẹp với các bạn ở trường và qua mạng xã hội

- Làm chủ và kiểm soát mối quan hệ tốt đẹp với các bạn ở trường:

+ Tìm hiểu rõ bạn, người mà mình đang xây dựng tình bạn.

+ Có lập trường vững vàng khi thiết lập và phát triển mối quan hệ với các bạn.

+ Chủ động trong xây dựng hoặc từ chối thiết lập mối quan hệ với các bạn.

+ ...

- Làm chủ và kiểm soát mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trên mạng xã hội:

+ Quản lí danh sách bạn bè, chỉ kết bạn với những người quen biết, đáng tin cậy.

+ Trước khi kết bạn với những người mới, cần tìm hiểu kĩ về họ.

+ Trước khi đăng tải hoặc chia sẻ những bức ảnh và những câu chuyện của các bạn cần xin phép và được sự đồng ý của họ.

+ ...

2. Đóng vai xử lí tình huống

HS cần tỉnh táo và sáng suốt để kiểm soát, làm chủ các mối quan hệ bạn bè ở trường và qua mạng xã hội để tránh những trường hợp bị lợi dụng, lừa đảo không hay xảy ra làm ảnh hưởng tới mối quan hệ bạn bè.

3. Chia sẻ bài học rút ra từ việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với các bạn ở trường và qua mạng xã hội

- HS phải tôn trọng quyền riêng tư của người khác, đồng thời sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng đối với bạn bè của mình. Khi gặp những trường hợp không hay xảy ra, chúng ta phải biết cách kiểm soát cảm xúc và đánh giá trước khi hành động. 

- Ngoài ra, HS cần cân nhắc kĩ khi chia sẻ thông tin cá nhân để tránh những trường hợp bị xâm phạm quyền riêng tư.

V. Hợp tác thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường

1. Thảo luận các cách hợp tác với bạn để thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường

Một số cách hợp tác với bạn để thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường:

- Cùng nhau lựa chọn hoạt động phù hợp.

- Cùng nhau xác định nội dung và phân công nhiệm vụ cho từng người.

- Hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- ...

2. Đề xuất cách thức hợp tác với các bạn để thực hiện các hoạt động chung

HS nên thường xuyên hợp tác thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. Đó là cách thể hiện thái độ tích cực, trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp phát triển nhà trường, đồng thời giúp cho mối quan hệ bạn bè trở nên gắn bó, đoàn kết hơn.

3. Chia sẻ cảm xúc của em khi em hợp tác được với các bạn trong thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường

Là HS của nhà trường, việc tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân HS. Bằng cách hợp tác với các bạn trong các hoạt động chung góp phần làm lớn mạnh và phát triển toàn diện, nhanh chóng môi trường học đường.

VI. Thực hiện và đánh giá hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường

1. Lựa chọn một hoạt động phát huy truyền thống nhà trường và thực hiện hoạt động đó

Thực hiện được những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện em là một HS có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao với những công việc chung.

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường mà em đã thực hiện

HS tự đánh giá được hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường mà bản thân đã thực hiện cho thấy bản thân đã có tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực trong việc gìn giữ, phát huy những nét đẹp của môi trường học đường.

3. Chia sẻ kết quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường

HS cần tích cực, thường xuyên tham gia các hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.

VII. Tham gia các hoạt động giáo dục do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức

1. Lựa chọn một hoạt động do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và thảo luận về cách thức tham gia

HS nên tích cực tham gia phong trào của Đoàn Thanh niên tổ chức để nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong thực hiện hoạt động chung của tổ chức.

2. Tham gia hoạt động và tự đánh giá kết quả thực hiện

Tham gia vào các hoạt động Đoàn Thanh niên góp phần xây dựng truyền thống nhà trường thể hiện bản thân là đoàn viên gương mẫu và đây cũng là cơ hội để các em học hỏi, rèn luyện và trưởng thành hơn

VIII. Truyền thông về truyền thống nhà trường

1. Thực hiện hoạt động truyền thông về truyền thống nhà trường

HS thực hiện hoạt động truyền thông về truyền thống nhà trường là đang thể hiện trách nhiệm của HS trong việc phát huy những nét đẹp của nhà trường.

2. Báo cáo kết quả hoạt động truyền thông về truyền thống nhà trường

Thực hiện truyền thông về truyền thống nhà trường là cách để mỗi HS lan tỏa thông điệp, truyền thống tốt đẹp của nhà trường tới mọi người một cách rộng rãi hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay