Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 1 Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi sách Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo bản 1. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
I. Khám phá nét riêng của bản thân
- Chỉ ra một số nét riêng của bản thân.
+ Về ngoại hình: mặt trái xoan, mắt to tròn, mũi cao, má lúm đồng tiền, da trắng, cao ráo, tóc dài suôn mượt, tóc xoăn, tóc nâu,…
+ Về tính cách: vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, tốt bụng, khiêm tốn, khéo léo, nhẹ nhàng, hiền lành, thông minh, dễ thương,…
+ Về năng lực: hát hay, vẽ đẹp, múa dẻo, chơi cờ vua giỏi, bơi giỏi, nhảy đẹp, đá bóng giỏi, chơi bóng chuyền, nhảy aerobic,…
→ Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, làm nên bản sắc cá nhân của người đó. Không ai giống ai hoàn toàn.
II. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
1. Xác định cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Cách xác định điểm mạnh và điểm yếu:
+ Dựa trên những sở thích, hành vi, thói quen trong học tập, giao tiếp, và sinh hoạt hằng ngày.
+ Dựa vào kết quả trong quá trình học tập, giao tiếp của bản thân.
+ Dựa vào những nhận xét của những người thân thiết, gần gũi, hiểu rõ về mình như người thân, bạn bè, thầy cô.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Một số điểm mạnh:
+ Nói tiếng Anh trôi chảy.
+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
+ Có kĩ năng lãnh đạo.
+ Làm việc nhóm tốt.
+ Linh hoạt thích nghi với thay đổi
+ Tự tin thuyết trình trước đám đông.
+ Tư duy sáng tạo tốt.
+ Kĩ năng giao tiếp tốt.
+ Nhiệt tình, hăng hái tham gia các công việc của lớp.
+ Có tinh thần, trách nhiệm cao.
+ Vui vẻ, tích cực với mọi người xung quanh.
+ Làm việc có kế hoạch và khoa học.
- Một số điểm yếu:
+ Cầu toàn.
+ Vô tổ chức.
+ Nhạy cảm.
+ Nhút nhát, tự ti.
+ Hiếu thắng.
+ Làm việc không khoa học.
+ Thiếu tập trung.
+ Ngại thay đổi, bảo thủ.
+ Nóng vội.
+ Mất kiên nhẫn, bình tĩnh.
+ Ích kỉ.
+ Dễ nổi nóng.
+ Khả năng tính toán kém.
III. Xác định biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân
- Sưu tầm và kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân.
- Lý Công Uẩn vừa ăn ớt vừa đọc kinh sách vì ớt cay sẽ làm bản thân tỉnh táo hơn.
→ Bài học: Kiên trì, chăm chỉ rèn luyện sẽ đạt được nhiều thành tích vẻ vang và khi gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ không chùn bước.
- Mạc Đĩnh Chi luôn bị bạn bè trêu chọc nhưng vẫn rất ham học hỏi: luôn đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài vì không có tiền đi học, muốn đọc sách nhưng không có đèn dầu nên đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm đèn học.
- Mạc Đĩnh Chi bị vua chê nghèo và dung mạo xấu xí nhưng ông không nản lòng mà làm một bài thơ khiến vua nể phục.
→ Bài học: Kiên trì, chăm chỉ, không ngại tình hình khó khăn, gian khổ để rèn luyện bản thân cố gắng và đạt được thành tích cao.
- Chỉ ra những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân
- Biểu hiện:
+ Cần cù, siêng năng.
+ Tìm cho mình một tấm gương có thể học hỏi.
+ Suy nghĩ tích cực, lạc quan.
+ Cố gắng không ngừng nghỉ dù hoàn cảnh có khó khăn ra sao.
+ Đọc sách.
+ Đặt mục tiêu.
+ Rèn luyện sức khỏe tốt.
- Cách xác định:
+ Hiểu rõ mong muốn và mục tiêu của bản thân.
+ Tin tưởng bản thân mình chắc chắn sẽ làm được.
+ Không để ý đến những tác động xung quanh ảnh hưởng đến sự nỗ lực của mình.
- Chia sẻ những khó khăn trong việc nỗ lực hoàn thiện bản thân và đề xuất cách khắc phục.
- Khó khăn: Luôn lo sợ mọi sự nỗ lực của mình sẽ không thành công
→ Cách khắc phục: Đọc sách để lấy thêm động lực và giúp suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.
- Khó khăn: Luôn gặp phải những ánh mắt, lời nói dè bỉu, chê bai khiến bản thân chùn bước, nản chí.
→ Cách khắc phục: Không để ý và phải không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu để khiến mọi người từ chê bai thành công nhận.
IV. Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân
- Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.
- Có nhiều cách để thể hiện sự tin của bản thân:
+ Chủ động giới thiệu về đặc điểm riêng của mình.
+ Xung phong nhận nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Chủ động tham gia các câu lạc bộ, những hoạt động mà mình yêu thích.
+ Mạnh dạn thể hiện những khả năng, sở trường của mình trong các hoạt động, các sự kiện chung.
V. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
- Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em
- Trong học tập:
+ Thay đổi trường học, cách học, lớp học.
+ Học thêm một môn học mới, khóa học mới.
+ Thay đổi chương trình học, sách học.
+ Thay đổi định hướng học tập.
+ Thay đổi giáo viên dạy học.
+ Thay đổi phương pháp học tập.
+ Học thêm một ngoại ngữ mới.
+ Thay đổi chỗ ngồi.
+ Thay đổi hình thức học (học trực tiếp sang học trực tuyến)
- Trong cuộc sống:
+ Thay đổi nơi sống.
+ Xuất hiện biến cố gia đình.
+ Có những quy định mới trong cộng đồng.
+ Những thay đổi trong các mối quan hệ (kết bạn mới, mâu thuẫn,…)
+ Nảy sinh tình cảm.
+ Thay đổi lối sống.
+ Thay đổi môi trường xung quanh.
- Đề xuất cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
- Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi:
+ Xác định những điều cần thay đổi ở bản thân: những điểm mạnh nào nên được phát huy, những điểm yếu nào cần rèn luyện để cải thiện.
+ Bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ nhất.
+ Suy nghĩ lạc quan, tích cực.
+ Tự động viên, khích lệ chính mình.
+ Học hỏi cái hay, cái tốt, cái đẹp từ người khác.
+ Không vội vã, hấp tấp, hối hả.
+ Thử thách bản thân bằng những điều mới mẻ.
+ Rèn luyện và chăm lo cho sức khỏe của bản thân.
- Để thích ứng được với những thay đổi trong trong cuộc sống, con người cần có các yêu cầu như:
+ Các phẩm chất: tự tin, tự lập, nghị lực, vượt khó, có trách nhiệm, không ngại khó khăn, nản chí, không vội vàng, hấp tấp,…
+ Các năng lực và kĩ năng sống: kiên định, ra quyết định và giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ tích cực, giao tiếp hiệu quả, tìm kiếm sự giúp đỡ, tư duy phản biện và sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin,...
+ Tính cách: cởi mở, hoà đồng, chăm chỉ, kiên trì, bền bỉ, kiên nhẫn,…
- Chia sẻ cách em đã làm để điều chỉnh bản thân dựa trên việc phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu để thích ứng với sự thay đổi.
VI. Nỗ lực hoàn thiện bản thân
- Xác định mục tiêu phấn đấu và thực hiện những việc làm cụ thể, nỗ lực hoàn thiện bản thân theo mục tiêu đã đặt ra.
- Mục tiêu phấn đấu: tự tin trước đám đông.
- Hành động:
+ Tham gia CLB thuyết trình.
+ Chủ động tập thuyết trình ở nhà.
+ Xung phong lên bảng thuyết trình bài tập nhóm.
- Trường hợp 1:
+ Mục tiêu: Đạt 7.5 IELTS.
+ Hành động:
Đăng kí học tiếng anh tại trung tâm uy tín.
Chủ động tìm tòi các tư liệu liên quan.
Tham gia CLB tiếng anh đề trau dồi kiến thức.
- Trường hợp 2:
+ Mục tiêu: HCV bộ môn Cờ vua.
+ Hành động:
Tham gia CLB Cờ vua của trường.
Xem video thi đấu.
Tìm thêm những cách chơi hay.
- Bài học: Không ngừng cố gắng, nỗ lực vì bạn chưa biết giới hạn của bản thân mình đến đâu.
- Chia sẻ những việc em đã làm để nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức nhằm hoàn thiện bản thân và kết quả đạt được.
- Cách em học tập để tiến bộ hơn ở một môn học:
+ Lập kế hoạch học tập khoa học và hợp lí.
+ Đề ra mục tiêu cho môn học đó (ví dụ: đạt điểm cao,…)
+ Chuẩn bị trước bài ở nhà trước khi lên lớp.
+ Có phương pháp học tập rõ ràng.
- Cách em kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội:
+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa để không có nhiều thời gian rảnh ngồi lướt mạng xã hội.
+ Lập thời gian biểu cho cả một ngày làm và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đó.
+ Xóa ứng dụng trên điện thoại và chỉ sử dụng mạng xã hội trên máy tính sẽ giúp bạn giảm thiểu thời gian sử dụng.
+ Tắt các thông báo và bật chế độ im lặng đối với các ứng dụng mạng xã hội.
- Cách em điều chỉnh tư duy và cảm xúc theo hướng tích cực:
+ Hít một hơi thật sâu trong vòng 5s.
+ Uống một cốc nước mát.
+ Chia sẻ với người thân thiết.
+ Hạ cái tôi của bản thân xuống.
+ Chấp nhận cảm xúc tiêu cực.
VII. Chủ động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
- Thảo luận về những thay đổi đang diễn ra tác động đến học tập, cuộc sống của em
Ý tưởng truyền cảm hứng
- Tham gia CLB thể dục thể thao của trường.
- Thành lập một nhóm Đọc sách.
- Sắp xếp lại những mối quan hệ: nhìn nhận và duy trì những mối quan hệ tốt, lọc bạn bè trên facebook,…
- Tìm cho mình một kênh Postcard truyền cảm hứng về bất kì lĩnh vực nào đó mà em quan tâm như Giang ơi Radio, Oddly Normal, Radio Người Giữ Kỉ Niệm, Tâm Lý Học Tuổi Trẻ,…
- Tìm cho mình những câu chuyện truyền cảm hứng trong học tập hoặc động lực sống, đạt được ước mơ.
- Thực hiện thử thách Cùng nỗ lực, cùng thay đổi
Bạn em dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.
- Hoạt động: Khuyến khích bạn của mình:
+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa trên trường.
+ Tham gia các CLB kĩ năng sống để rèn luyện bản thân thay vì cứ dành thời gian cho chiếc điện thoại và mạng xã hội.
+ Tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.
+ Thời gian rảnh có thể đọc sách, nghe Postcard hoặc học thêm một ngoại ngữ mới.
- Thời gian thực hiện: 2 tháng.
- Cam kết: Trong vòng 2 tháng phải bỏ được thói quen “nghiện mạng xã hội” và giảm thời gian sử dụng điện thoại di đống xuống.
- Cùng các bạn thành lập một nhóm rèn luyện sức khỏe, trao đổi bài tập và nhắc nhở nhau hạn chế sử dụng mạng xã hội.
- Kết quả: Thời gian sử dụng trong 1 tháng đầu đã giảm xuống 20%.
- Chia sẻ cảm xúc của em và những thuận lợi khó khăn khi thực hiện hoạt động thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
- Thuận lợi: Được mọi người hưởng ứng và tham gia nhiệt tình.
- Khó khăn: Một số bạn vẫn có tư tưởng bảo thủ, ngại thay đổi bản thân để tốt hơn.