Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức Chủ đề 1 - Tuần 2 - Tiết 2: HĐ giáo dục – Phòng, tránh bắt nạt học đường
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 1 - Tuần 2 - Tiết 2: HĐ giáo dục – Phòng, tránh bắt nạt học đường sách Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Tuần 2 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Phòng, tránh bắt nạt học đường
I. Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường.
- Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.
Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.
Gợi ý:
- Hoàn cảnh gặp nhau
- Lời nói, cử chỉ, hành động của người bắt nạt
- Cảm xúc của em hay bạn bị bắt nạt khi phải chịu những lời nói, cử chỉ, hành động đó
- Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường.
Các dấu hiệu của bắt nạt học đường:
- Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình.
- Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn.
- Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối.
- Nhắn tin đe dọa.
- Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng.
- Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.
II. Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
* Những việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường:
- Kể lại với người mà em tin tưởng
về việc bị bắt nạt.
- Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt.
- Thể hiện rõ thái độ “Không chấp nhận khi bị bắt nạt” (nghiêm mặt, giật tay ra,...).
- Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt.
* Những việc không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường:
- Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức.
- Giấu diếm thông tin mình bị bắt nạt.
- Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt.