Nội dung chính Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
BÀI 9. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.
- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
II. TÌM HIỂU Ý NGHĨA QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
- Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Tạo điều kiện để mỗi người, những người yếu thể có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết dân chủ công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật