Nội dung chính Lịch sử 12 chân trời Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 /1945 ĐẾN NAY
1. Hoạt động đối ngoại sau kháng chiến chống Pháp
1. Giai đoạn 1945-1954
Nhiệm vụ: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự thế giới hai cực l-an-ta được hình thành. Từ tháng 9 - 1945 đến tháng 7 - 1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ cho kháng chiến.
Hoạt động:
+ 6/3/1976: Kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
+ 14/9/1976: Kí với Pháp bản Tạm ước.
+ 1949: Tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hoà bình thế giới.
+ 1950-1954: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
+ 8/5/1954: Phái đoàn ngoại giao Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương.
+ 21/7/1954: Kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.
2. Hoạt động đối ngoại sau kháng chiến chống Mỹ
Nhiệm vụ
- Dựa vào cơ sở pháp lí của Hiệp định Giơ-ne-vơ đấu tranh chống lại các chính sách và hành động phá hoại hiệp định của Mỹ - Diệm.
-Tăng cường đoàn kết ba dân tộc Đông Dương; mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước vừa giành được độc lập.
- Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.
Hoạt động đối ngoại
- Tháng 3 - 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào Hoà bình Pháp thăm Việt Nam. Tháng 11 - 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tuyên bố chung tại Hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Mát-xcơ-va.
2.2.Nhiệm vụ, hoạt động năm 65-73
Nhiệm vụ
- Tuyên truyền tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến; tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược và tội ác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
- Tiếp tục củng cố mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương; tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
- Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới chống chiến tranh, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Hoạt động
- Phối hợp hoạt động giữa hai miền Nam, Bắc buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
3. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam năm 1975-1985
Thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, tình hình thế giới diễn ra nhiều biến động có tính bước ngoặt về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế, các nước lớn đều có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại. Nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 là phải ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1985 đến nay
- Từ năm 1986, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã tích cực đóng góp vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.