Nội dung chính Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
BÀI 5: ASEAN - TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN
1.1. Ý tưởng
1967: ASEAN có ý tưởng “xây dựng một cộng đồng thịnhvượng và hoà bình ở Đông Nam Á.
12/1997: Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 đưa ASEAN thành một nhóm gắn bó trong một cộng đồng các xã hội dùm bọc nhau.
10/1003: Kí Tuyên bố Ba-li II đặt nền móng hình thành: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá - xã hội.
1/2007: Thống nhất mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015.
1.2. Mục tiêu xây dựng
- Xây dựng hiệp hội thành tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng và ràng buộc.
- Gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, trách nhiệm về xã hội, hợp tác với bên ngoài.
- Giữ vai trò trung tâm ở khu vực.
- Hoạt động theo luật lệ, hướng tới người dân.
- Làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác.
1.3. Kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN
- 02 - 2009: Thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2009 - 2015 kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN.
- 4/2010: Thống nhất chủ đề: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động".
- 11/2015: ASEAN ra Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ về việc thành lập Cộng đồng ASEAN.
2. Ba trụ cột của ASEAN
2.1. Cộng đồng chính trị - an ninh:
- Mục đích: Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh thông qua việc nang hợp tác chính trị - an ninh ASEAN, sống hoà bình trong khu vực và với thế giới.
- Nội dung chính:
+ Hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị, chuẩn mực chung.
+ Gắn kết, hoà bình và tự cường, bảo đảm an ninh toàn diện.
+ Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.
2.2. Cộng đồng kinh tế (APEC)
- Mục đích:
+ Tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao.
+ Di chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và các luồng vốn.
+ Phát triển kinh tế đồng đều, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế - xã hội.
- Nội dung chính:
+ Tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất.
+ Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều.
+ Đưa Cộng đồng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
2.3. Cộng đồng văn hóa, xã hội ASEAN (ASCC)
- Mục đích:
+ Xây dựng tình đoàn kết, thống nhất bền lâu giữa các quốc gia, dân tộc.
+ Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoa truyền thống, thúc đẩy trao đổi văn hoá, thống nhất trong đa dạng.
- Nội dung chính:
+ Chú trọng phát triển con người.
+ Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
+ Đảm bảo môi trường bền vững.
+Tăng cường nền tảng gắn kết xã hội của khu vực.
+ Tạo dựng bản sắc ASEAN.
3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015
3.1. Tầm nhìn
- 22/11/2015: Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 27 ở Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), ASEAN thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, tiếp tục củng cố, làm sâu sắc hơn các lĩnh vực hợp tác.
- 11/2020: Tại Hội nghị cap cao ASEAN lần thứ 37 ở Hà Nội (Việt Nam), ASEAN triển khai soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, gắn kết nhiều hơn các nội dung hợp tác trên ba trụ cột, bổ sung các nội dung mới: chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, ... hướng tới người dân.
3.2. Những thách thức
- An ninh:
+ Đây là thách thức lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt. Đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trực tiếp là khu vực châu Á -
Thái Bình Dương.
+ Những vấn đề an ninh phi truyền thống như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, ... gia tăng, ảnh hưởng đến sự ổn
định để phát triển của các quốc gia.
- Kinh tế: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ gây khó khăn cho các nước.
- Chính trị: Sự khác biệt trong hệ thống chính trị cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác hoà hợp cộng đồng.
3.3. Những triển vọng của ASEAN
- Tiếp tục phát huy đặc trưng “thống nhất trong đa dạng", tạo dựng sự đoàn kết, tự cường, thích ứng trước những biến động phức tạp của thế giới và khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác.
- Quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách và các cơ chế được đẩy mạnh, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển, đưa Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực phát triển bậc nhất.
- Cộng đồng ASEAN thông qua tổ chức ASEAN ngày càng mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, tham gia và đóng vai trò quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
=> Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực