Nội dung chính Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ
1.1. Trên thế giới
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh. Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ dâng cao ở các nước tư bản.
+ Quan hệ giữa các nước lớn có nhiều diễn biến phức tạp. Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, đẩy mạnh thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới.
1.2. Trong nước
- Miền Bắc: Hoà bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam: Mỹ thay chân Phap, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm (chính quyền Sài Gòn), thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
2. Các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
2.1. Giai đoạn 1954 - 1960
- Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất trong những năm 1954 - 1956, thực hiện “Người cày có ruộng". Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được triển khai trong tất cả các ngành, lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, ... ). Đến cuối năm 1957, nhiều công trình thuỷ nông được xây dựng; nhà nước quản lí 97 nhà máy, xí nghiệp lớn; đặt quan hệ thương mại với 27 nước.
- Từ năm 1958 đến năm 1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho quá trình phát triển trong giai đoạn tiếp theo, đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.
- Miền Nam
+ Trên mặt trận chính trị: từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm đòi thi hành hiệp định, đòi các quyền tự do dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
+ Trên mặt trận quân sự:
- Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đứng lên khởi nghĩa. Phong trào bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) vào tháng 02 - 1959, Trà Bong (Quảng Ngai) vao tháng 8 - 1959, rồi lan khắp mien Nam thành phong trào cách mạng rộng lớn, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 01 - 1960.
- Phong trào Đồng khởi thắng lợi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Ngày 20 - 12 - 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
2.2. Giai đoạn 1961- 1965
- Hoàn cảnh:
+ Tháng 9 - 1960, Đại hội đại biểu toàn quoc lần thứ IIl của Đang Lao đong Viet Nam được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; vị trí, vai trò của cách mạng từng miền; mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc: làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, có vai trò quyết định nhất. Miền Nam: làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Miền Bắc:
+ Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961 - 1965).
+ Nhiệm vụ cơ bản: phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 1964, miền Bắc đã "tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới". Miền Bắc là hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Trong những năm 1964 - 1965, số lượng bộ đội bổ sung cho chiến trường miền Nam tăng hơn 2 lần so với 2 năm trước đó.
- Miền Nam
+ Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) - một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ. Thực chất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" là "dùng người Việt đánh người Việt", tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược", sử dụng chiến thuật mới "trực thăng vận", "thiết xa vận".
+ Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam chiến đấu chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
+ Trên mặt trận chính trị: phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng dâng cao, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, đội quân tóc dài, học sinh - sinh viên đẩy chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên.
+ Trên mặt trận chống định: ở nông thôn, trào chống phá bình định ngày càng phát triển đã từng bước làm phá sản quốc sách “ấp chiến lược" của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
+ Trên mặt trận quân sự:
- Quân và dân miền Nam giành thắng lợi ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho, tháng 01 - 1963), bước đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận", “thiết xa vận", mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Từ đây, phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" dấy lên khắp miền Nam.
- Trong những năm 1964 - 1965, quân dân ta giành những thắng lợi ở Bình Gia (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước), ... gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
3. Giai đoạn 1965 - 1968
- Hoàn cảnh: Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyen sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân đội một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Để thực hiện chiến lược này, quân đội Mỹ mở nhiều cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào căn cứ của quân Giải phóng ở miền Nam.
- Miền Nam:
+ Quân dân miền Nam tiếp tục chiến đấu, giành những thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.
+ Trên mặt trận chính trị: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập (06-6-1969), là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam
trong kháng chiến chống Mỹ. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp (4 - 1970), biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ.
+ Trên mặt trận quân sự:- Quân dân miền Nam anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (Quảng Nam, tháng 5 - 1965), Vạn Tường (Quảng Ngãi, tháng 8 - 1965), mở ra khả năng đánh thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ". Tiếp đó, quân dân miền Nam đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966, 1966 - 1967) của Mỹ. Đầu năm 1968, quân dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải "phi Mỹ hoá" cuộc chiến tranh (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ").
+ Trên mặt trận ngoại giao: - Đấu tranh ngoại giao được nâng lên thành một mặt trận từ đầu năm 1967. Mỹ chấp nhận đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Pa-ri (tháng 5 - 1968) để giải quyết cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
- Miền Bắc:
+ Mỹ dựng lên sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", gây chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá hậu phương miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam, uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
+ Quân dân miền Bắc kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương cho tiền tuyến miền Nam.
+ Trong hơn 4 năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân dân miền Bắc đã bắn rơi và phá huỷ 3 242 máy bay, bắn chìm 143 tàu chiến của địch. Cuối năm 1968, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
2.4. Giai đoạn 1969 - 1973
- Hoàn cảnh: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ", Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam (1969 - 1973) và mo rong chiến tranh ra toàn Đông Dương. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" là hình thức chiến tranh thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoa lực, không quân, hậu cần Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy. Mỹ tăng cường lực lượng cho quân đội Sài Gòn thực hiện chính sách bình định nông thôn ở miền Nam; đồng thời, hỗ trợ quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân sang Cam-pu-chia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971). Năm 1972, Mỹ còn thực hiện thủ đoạn ngoại giao lợi dụng mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
- Miền Nam:
Trên mặt trận chính trị
+ Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đấu tranh phá vỡ nhiều “ấp chiến lược" trong vùng nông thôn. Ở thành thị, phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, sinh viên đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ phát triển mạnh mẽ.
+ Vùng giải phóng được mở rộng, vị thế và uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
Trên mặt trận quân sự
+ Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với quân và dân Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn sang Cam-pu-chia (1970).
+ Phối hợp với quân và dân Lào đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, buộc Mỹ và quân đội Sài Gòn rút khỏi Đường 9
+ Nam Lào (1971); từ đó, giữ vững hành lang chi viện từ hậu phương miền Bắc cho các chiến trường của ba nước Đông Dương.
+ Xuân - hè 1972, quân và dân miền Nam mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào ba phòng tuyến mạnh nhất của quân đội Sài Gòn ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc Mỹ tuyên bố "Mỹ hoá" trở lại (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh").
Trên mặt trận ngoại giao
+ Cuộc đàm phán bốn bên ở Pa-ri từ tháng 01 - 1969 đến đầu năm 1973 đã kết thúc thắng lợi.
+ Ngày 27 - 01 -1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết, mở ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Miền Bắc
- Mien Bac khôi phục va phát triển kinh tế, chi viện miền Nam. Tháng 4-1972, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Quân dân miền Bắc chủ động, kịp thời đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
- Cuối năm 1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phong va mot so thanh pho trong 12 ngay đem (từ ngay 18 đến ngày 29 - 12 - 1972) nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mỹ. Quân và dân miền Bắc đã đánh trả không quân Mỹ những đòn đích đáng, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ; thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không". Trận “Điện Biên Phủ trên không" là thắng lợi quyết định của ta, buộc Mỹ phải ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pa-ri về cham dut chien tranh, lap lai hoa bình ở Viet Nam.
2.5. Giai đoạn 1973-1975
Hoàn cảnh: Với Hiệp định Pa-ri, Mỹ buộc phải rút quân về nước, so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
Miền Bắc: Miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chi viện cho miền Nam. Trong 2 năm (1973 - 1974), gần 20 vạn bộ đội cùng hàng vạn tấn vật chất từ miền Bắc được tăng cường cho miền Nam, đáp ứng kịp thời nhu cầu của chiến trường.
Miền Nam:
+ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng Lao động Việt Nam, từ cuối năm 1973, quân dân miền Nam kiên quyết đấu tranh chống bình định lấn chiếm, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng. Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long. Chiến thắng Phước Long (01 - 1975) cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân Giải phóng, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mỹ là rất hạn chế.
+ Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975, 1976 và chỉ rõ "nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975".
- Từ tháng 3 - 1975, quân dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với 3 chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Đến 11 giờ 30 phút ngày 30 - 4 - 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- Ngày 02 - 5 - 1975, toàn bộ miền Nam cùng các đảo và quần đảo hoàn toàn được
giải phóng.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
3.1. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo, tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Nhờ truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường, đoàn của nhân dân trên cả hai miền Nam - Bắc.
- Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến ở cả hai miền; quân đội nhân dân Việt Nam trưởng thành và phát huy nghệ thuật quân sự của cha ông trong kháng chiến cứu nước.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự phối hợp của nhân dân Lào, nhân dân Cam-pu-chia.
+ Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân tiến bộ trên thế giới.
3.2. Ý nghĩa lịch sử
- Trong nước
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, thống nhất đất nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
=> Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)