Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực

Giáo án Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN – TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC 

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về quá trình hình thành và mục tiêu của Cộng đồng ASEAN. 

  • Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. 

  • Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. 

  • Nêu được những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về quá trình hình thành và mục tiêu của Cộng đồng ASEAN. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN; Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN; Nêu được những thách thức và triển vọng của ASEAN. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm được nguồn tư liệu từ internet, nêu những đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015. 

3. Phẩm chất

  • Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. 

  • Khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá, giải thích những vấn đề về lịch sử khu vực, kết nối quá khứ với hiện tại. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Hình ảnh, video clip, tư liệu sưu tầm về bài học Cộng đồng ASEAN – Từ ý tưởng đến hiện thực. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cộng đồng ASEAN – Từ ý tưởng đến hiện thực. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN; những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video, tranh vẽ cổ động cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được những lợi ích gì giúp cải thiện đời sống kinh tế và các mặt của xã hội?

c. Sản phẩm: Những lợi ích mà người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được khi Cộng đồng ASEAN ra đời. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu cho HS quan sát video kết hợp tranh vẽ cổ động cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Cộng đồng ASEAN kết nối người dân khu vực, xây dựng bản sắc ASEAN. Nguồn: ASEAN

Cộng đồng ASEAN kết nối người dân khu vực, xây dựng bản sắc ASEAN

https://www.youtube.com/watch?v=saFpS_Vd74g

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được những lợi ích gì giúp cải thiện đời sống kinh tế và các mặt của xã hội?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những lợi ích mà người dân các quốc gia ASEAN sẽ nhận được khi Cộng đồng ASEAN ra đời. 

 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 lấy người dân làm trung tâm trong mọi sáng kiến, chính sách. Người dân là đối tượng thụ hưởng, có trách nhiệm đóng góp vào thành công của Cộng đồng.

+ Về an ninh – chính trị: 

  • Tạo môi trường hòa bình, ổn định, an toàn và phát triển.

  • Phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống thiên tai,…

+ Về kinh tế:

  • Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. 

  • Doanh nghiệp, cá nhân có cơ hội xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế.

  • Người dân được mua sắm hàng hóa đa dạng, chất lượng, giá cả hợp lí. 

+ Về văn hóa – xã hội:

  • Người dân có cơ hội học tập, nâng cao trình độ từ các chương trình học bổng.

  • Giao lưu văn hóa nghệ thuật, giúp người dân mở rộng hiểu biết, gắn bó, từng bước hình thành ý thức trở thành thành viên của Cộng đồng.

  • Các quyền phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các nhóm yếu thế được quan tâm, thúc đẩy và bảo vệ. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự ra đời chính thức của Cộng đồng ASEAN (ngày 31/12/2015) là kết quả quan trọng của chặng đường gần 50 năm hình thành và phát triển. Cộng đồng ASEAN thể hiện sự “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội” gắn với ba trụ cột vững chắc. Vậy quá trình hình thành, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN như thế nào? Nội dung các trụ cột là gì? Cộng đồng ASEAN có những triển vọng và thách thức gì hiện nay? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em giải đáp các vấn đề này. Chúng ta cùng vào Bài 5 - Cộng đồng ASEAN – Từ ý tưởng đến hiện thực.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những nét chính về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Nêu được mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Nêu được những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, cá nhân, khai thác thông tin mục 1a, 1b, 1c SGK tr.29, 30, hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2 và trả lời câu hỏi:

- Nêu những nét chính về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, câu trả lời của HS về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác thông tin mục 1a SGK tr.29, kết hợp sử dụng thiết bị có kết nối internet và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Ý TƯỞNG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN

Thời gian

Sự kiện

Nội dung

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi: Vì sao tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức  lần thứ hai (Ma-lai-xi-a, 1997), ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN xuất hiện?

Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức

 tại Ma-lai-xi-a (15/12/1007)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin và hoàn thành Phiếu học tập số 1. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày về  ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức  lần thứ hai (Ma-lai-xi-a, 1997), ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN xuất hiện vì: đó là lúc 9/10 nước Đông Nam Á trở thành thành viên ASEAN. Quá trình hợp tác khu vực trở nên mạnh mẽ. Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN là nỗ lực để đưa hợp tác và kết nối khu vực lên tầm cao mới. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi có tổ chức này được thành lập năm 1967. Trong Tuyên bố Băng Cốc (1967), các nước thành viên đã nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

Kết quả Phiếu học tập số 1 về ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1:

     Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN lần đầu tiên được đề cập vào năm 1997 với việc lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, phát triển ASEAN trở thành “một cộng đồng hài hoà các dân tộc, cộng đồng đối tác năng động để phát triển và cộng đồng đùm bọc, chia sẻ”. Ý tưởng này sau đó dần được cụ thể hoá khi đến năm 2003, các nước ASEAN nhất trí quyết định thiết lập một Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Kế hoạch này sau đó đã được đẩy sớm lên 5 năm. 

     Hiến chương ASEAN ra đời và có hiệu lực cuối năm 2008 được xem là dấu mốc quan trọng cho ASEAN bắt tay vào xây dựng cộng đồng một cách quy củ và có cơ sở pháp lí. Để đẩy nhanh việc xây dựng cộng đồng, năm 2009, lãnh đạo các nước ASEAN đã kí Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột. 

     Thời điểm ra đời Cộng đồng ASEAN (31/12/2015) đang đến gần, hơn 93% kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng đã được hoàn thành. Từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và nghi kị, ASEAN giờ đây đang trở thành một cộng đồng phát triển năng động, đoàn kết, liên kết ngày càng sâu rộng đóng vai trò quan trọng đối với hoà bình, ổn định ở khu vực cũng như mang lại cho người dân một không gian kinh tế mở và một xã hội vì con người. 

(Theo Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực,

 Đài Truyền hình Việt Nam, ngày 22/11/2015)

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Ý TƯỞNG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN

Thời gian

Sự kiện

Nội dung

1967

ASEAN được thành lập tại Băng Cốc, Thái Lan.

Tuyên bố ASEAN ngày 8/8/1967 được nêu ra, thể hiện mong muốn” “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á”.

1997

Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tổ chức tại Cu-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a.

Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, xác định mục tiêu đưa ASEAN trở thành một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau. 

2003

Hội nghị Thượng định ASEAN lần thứ 9 tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

Kí Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II) đặt nền móng cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

2007

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 tại Xin-ga-po.

Thông qua Hiến chương ASEAN làm cơ sở pháp lí, thống nhất mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. 

 

Nhiệm vụ 2: Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1b SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Tư liệu 2:

“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa – xã hội, được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích hòa bình, ổn định lâu dài và thịnh vượng chung trong khu vực”. 

(Trích: Tuyên bố Ba-li II, năm 2003)

Video: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và tự cường:  https://www.youtube.com/watch?v=saFpS_Vd74g&t=101s (từ đầu đến 1p40s).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi: 

+ So sánh với mục đích thành lập ASEAN, nêu ý nghĩa của sự hình thành Cộng đồng ASEAN.

+ Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN có gì khác so với quá trình nhất thể hóa của Liên minh châu Âu? Vì sao ASEAN không tiến hành nhất thể hóa như EU?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

+ Sự hình thành Cộng đồng ASEAN cho thấy một quá trình phát triển cao của ASEAN với sự hợp tác toàn diện của các nước thành viên về lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội. 

+ Cộng đồng ASEAN vẫn là hợp tác liên chính phủ trong khuôn khổ chặt chẽ chữ không đồng nhất ASEAN thành một “siêu nhà nước”. Điều này phù hợp trong bối cảnh ASEAN. ASEAN không tiến hành nhất thể hóa như EU vì sự đa dạng về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của các nước trong khu vực.

 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội, hợp tác rộng mở với bên ngoài; hoạt động thep luật lệ và hướng tới người dân.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Xây dựng hiệp hội thành tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng, ràng buộc.

- Trở thành cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội, hợp tác bên ngoài, hoạt động theo luật lệ, hướng tới người dân.

- Làm sâu sắc mối quan hệ với các đối tác, giữ vai trò trung tâm ở khu vực.

Nhiệm vụ 3: Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận 6 nhóm (như đã phân công ở Nhiệm vụ 1). 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác thông tin mục 1c SGK tr.29, 30, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

 

Lễ kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ  

Về thành lập Cộng đồng ASEAN (Ma-lai-xi-a, 2015)

Video: Lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN ký Tuyên bố thành lập Cộng đồng.

https://www.youtube.com/watch?v=jfbTJkolU4Y

(Từ 33p42 đến hết). 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN

Thời gian

Sự kiện

Nội dung

?

?

?

?

?

?

?

?

?

 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận theo bàn và lời câu hỏi: Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN theo Phiếu học tập số 2. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

Nếu ASEAN ra đời và 10 nước thành viên gia nhập ASEAN thể hiện sự phát triển về tổ chức, thiết chế thì Cộng đồng ASEAN thúc đẩy sâu rộng hợp tác khu vực toàn diện, theo chiều sâu và gắn bó chặt chẽ. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 – 2015). Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ 31/12/2015.

- GV khái quát lộ trình từ ý tưởng đến kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN bằng infographic sau:

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

Kết quả Phiếu học tập số 1 về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN

Thời gian

Sự kiện

Nội dung

2009

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tại Cha Am, Thái Lan. 

ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn 2009 – 2015, kèm theo kế hoạch tổng thể xây dựng ba trụ cột: APSC, AEC và ASCC. 

2010

Hội nghị Thượng định ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội, Việt Nam. 

Thống nhất chủ đề: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”, ASEAN tập trung triển khai các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. 

2015

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tại Cu-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a.

Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. 

 

 

   

Hoạt động 2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nội dung chính của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác mục 2a, 2b, 2c SGK tr.30 và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Trình bày những nội dung chính của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 của HS về ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận 6 nhóm (như đã phân công ở Hoạt động 1 – 2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác mục 2a, 2b, 2c SGK tr.30 và hoàn thành Phiếu học tập số 3.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC).

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

+Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

BA TRỤ CỘT CỦA CỘNG ĐỒNG ASEAN

 

Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN

Mục tiêu 

 

 

 

Các nhân tố chính

 

 

 

Tại sao sự ra đời của Ba trụ cột ASEAN đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình hợp tác của khu vực Đông Nam Á?

………………………………………………………

 

GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). 

- GV mở rộng kiến thức, tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Nhà sử học thông thái. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 8 đội (2 đội cùng thực hiện một nhiệm vụ).

+ HS bốc thăm câu hỏi. Trong thời gian 3 phút, HS được sử dụng phương tiện kết nối internet, đội nào có câu trả lời đúng, nhiều thông tin chính xác hơn, đó là đội chiến thắng. 

- GV cho các đội bốc thăm:

Câu 1: Vì sao ASEAN xác định Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là trụ cột đầu tiên?

 

Câu 2: Liên hệ, so sánh về tác động của việc triển khai AEC đối với Việt Nam.

 

Câu 3: Ý tưởng hình thành Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC) khởi nguồn từ đâu?

 

Câu 4: Trụ cột nào của Cộng đồng ASEAN được coi là chân kiềng quan trọng, gắn kết và tạo thuận lợi cho việc xây dựng hai trụ cột còn lại?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN theo Phiếu học tập số 3.

- GV mời các đội chơi trả lời:

Câu 1: ASEAN xác định Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) là trụ cột đầu tiên vì: 

Trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị khu vực diễn biến phức tạp (căng thẳng trên Biển Đông, sự trỗi dậy của Trung Quốc, chủ nghĩa khủng bố,…), đòi hỏi các nước ASEAN cần củng cố đoàn kết, tăng cường sức mạnh của khu vực để đối phó với các thách thức, đe dọa nhiều chiều đang nổi lên, vì lợi ích chung.

Câu 2: Tác động của việc triển khai AEC đối với Việt Nam:

- Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước thành viên gia tăng nhanh chóng.

- Thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN tăng từ 41 tỉ USD năm 2016 lên 70 tỉ USD năm 2021. 

Câu 3: Ý tưởng hình thành Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC) được khởi nguồn từ văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020. 

- Nhận thức rõ về các mối quan hệ lịch sử, di sản văn hoá, gắn bó với nhau bởi bản sắc khu vực chung.

- Gắn kết về xã hội và đùm bọc lẫn nhau: nghèo đói, suy dinh dưỡng không còn là vấn đề lớn; công bằng xã hội được đề cao.

- Một Đông Nam Á không có ma tuý; có khả năng cạnh tranh cao về công nghệ; một ASEAN xanh và sạch; có khả năng ứng phó tốt hơn với các vấn đề mang tính khu vực.

- Một cộng đồng có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân, nơi phẩm giá và phúc lợi của con người được đề cao, vì lợi ích chung của cộng đồng.

Câu 4: Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN là chân kiềng quan trọng, gắn kết và tạo thuận lợi cho việc xây dựng hai trụ cột: Kinh tế và Chính trị - An ninh. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 3.

 GV kết luận: Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN bao gồm: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC). 

- GV cho HS tham khảo infographic về Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN:

- GV chuyển sang nội dung mới.

……………………………

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

Kết quả Phiếu học tập số 3 về Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………………………

……………..Còn tiếp……………….

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay