Nội dung chính Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Phong trào Tây Sơn sách Lịch sử 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 8: PHONG TRÀO TÂY SƠN

  1. KHỞI NGHĨA TÂY SƠN BÙNG NỔ

- Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong: giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu, + Bộ máy quan lại tham nhũng.

+ Các chính sách của chúa Nguyễn (tô thuế, lao dịch), thiên tai, kinh tế suy thoái làm cho đời sống nhân dân khốn cùng.

→ Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn lên đỉnh điểm.

- Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa.

+ Xây dựng căn cứ: Tây Sơn thượng đạo, mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo.

+ Lập căn cứ: Kiên Mỹ (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

+ Khẩu hiệu: “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”.

  1. NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN
  2. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

- Năm 1774, nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Bốn lần đánh vào Gia Định. Lần tiến quân năm 1777 đã bắt giết được chúa Nguyễn.

  1. Đánh tan quân Xiêm xâm lược

Trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút

Thời gian

Ngày 19/1/1785.

Người lãnh đạo

Nguyễn Huệ

Địa điểm

Trận địa quyết chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Cách đánh

Bố trí mai phục, nhử quân Xiêm vào trận địa, quân thủy – bộ cùng tiến quân tiêu diệt quân Xiêm.

Kết quả

Thắng lợi nhanh chóng.

Ý nghĩa

Là một trong những trận thủy lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

  1. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. Triều Lê sơ sụp đổ

- Năm 1786: với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tấn công thành Thăng Long, tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh .

- Năm 1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ 2. Chính quyền Lê – Trịnh hoàn toàn sụp đổ.

  1. Đại phá quân Thanh xâm lược

- Vua Lê Chiêu Thống “thế cùng lực kiệt” cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta.

- Quân Tây Sơn thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút khỏi Thăng Long, xây dựng tuyến phòng thủ Tam Điệp – Biện Sơn.

- Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long.

- Trong vòng 5 ngày (đêm 30 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu), qua các trận đánh lớn (Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa), quân Tây Sơn đã quét sạch quân xâm lược, giải phóng đất nước.

  1. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ý chí chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ được các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, xóa bỏ tình trạng cát cứ Đàng Trong – Đàng Ngoài.

+ Đặt cơ sở cho nền thống nhất quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay