Nội dung chính Ngữ văn 12 cánh diều Bài 7: Hạnh phúc của một tang gia
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Hạnh phúc của một tang gia sách Ngữ văn 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 7: TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI
VĂN BẢN: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Vũ Trọng Phụng: (1912 – 1939)
- Quê quán: quê ở tỉnh Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội.
b. Sự nghiệp văn chương
- Ông bước vào làng báo, làng văn rất sớm (có truyện đăng báo từ năm 1930), dùng ngòi bút để kiếm sống và chống chọi một cách khó khăn với tình cảnh nghèo túng, bệnh tật.
- Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn thuộc nhiều thể loại. Trong đó nổi bật nhất là phóng sự và tiểu thuyết: Cạm bẫy người (phóng sự - 1933), Kĩ nghệ lấy Tây (phóng sự - 1934), Cơm thầy cơm cô (phóng sự - 1936), Giông tố (Tiểu thuyết - 1936), Số đỏ (tiểu thuyết – 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết – 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết – 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết – 1938)…
c. Phong cách sáng tác
- Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng từ các bài báo, tiểu phẩm đến kịch, phong sự, truyện ngắn, tiểu thuyết… đều toát lên sự khinh bỉ sâu sắc cái xã hội đương thời mà ông nhìn nhận là đen tối, thối nát.
- Cảm hứng vạch trần sự thật luôn chi phối ngòi bút của ông. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng được những hình tượng nhân vật sắc nét, vừa mang tính đặc thù của một thời đại cụ thể, vừa thể hiện rõ bản chất một số trạng huống tồn tại phổ quát của cuộc sống.
2. Văn bản “Hạnh phúc của một tang gia”
2.1. Tác phẩm Số đỏ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
+ Tiểu thuyết Số đỏ ra mắt lần đầu tiên trên Hà Nội báo từ số 40 (7/10/1936).
+ Gồm có 20 chương và được coi là một trong những tác phẩm đỉnh cao trong văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng cũng như tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
+ Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là đoạn trích thuộc chương XV của cuốn tiểu thuyết.
Bố cục
- Có thể chia thành 3 phần như sau:
+ Phần 1: Từ đầu cho đến “gây cho Tuyết nhiều vậy”: Sự vui mừng của cả gia đình Tuyết trước cái chết của cụ cố tổ Hồng.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “đám cứ đi”: cảnh lố bịch của đám ma kiểu mẫu.
+ Phần 3: Còn lại: Cảnh những người đi dự đám.
Tóm tắt
"Hạnh phúc của một tang gia" là câu chuyện xoay quanh nhân vật của một người chết là cụ Cố tổ đã ngoài 80 tuổi. Sự ra đi của cụ Cố tổ là niềm hạnh phúc của đại gia đình, từ vợ chồng ông Văn Minh, ông Phán, cậu Tú Tân đến cô Tuyết cùng với một đám con cháu, ai ai cũng vui mừng vì cái chết của cụ Cố tổ. Từ giây phút ông cụ mất, đám con cháu của cụ được dịp khoe mẽ với hàng xóm xung quanh. Đám ma được cử hành theo nghi thức hiện đại của xã hội thượng lưu phương Tây. Những thế hệ con cháu mang danh hiếu thảo trong đám tang của cụ đã mặc những bộ trang phục Âu hóa nửa tây nửa ta, những trò "mèo mả gà đồng" của dâu con những người xung quanh đó. Người đi đưa tang ai cũng làm ra vẻ mặt nghiêm chỉnh buồn rầu nhưng lại bàn bạc đủ chuyện trên đời: chuyện vợ con,nhà cửa... Trong cảnh hạ huyệt, cậu Tú Tân hướng dẫn mọi người chi tiết trong cách bố trí chụp từng bức hình. Đám ma của cụ Cố tổ chính là cuộc diễu hành được sử dụng mọi trò hề của tầng lớp thượng lưu.
II. Khám phá văn bản
1. Mối liên hệ giữa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống truyện
+ Nhan đề này phù hợp với đoạn trích.
+ Từ nhan đề và tình huống truyện, ta thấy được sự mâu thuẫn nực cười. Trong nhà có tang, đám đang luôn gắn liền với sự mất mát, đau thương nhưng trong đoạn trích này sự đau thương đã được thay thế bằng niềm hạnh phúc, cảm giác như đây là điều mà họ mong chờ, khao khát từ lâu và nay đã trở thành hiện thực.
+ Từ đó tác giả đã phơi bày những trò lố lăng, phi đạo đức lẫn truyền thống của kẻ sống núp dưới gót giày của bọn thực dân xâm lược, một bức tranh toàn cảnh của xã hội đương thời mục rữa, thối nát.
2. Giá trị hiện thực trong văn bản
- Trạm 1
- Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia:
+ Cụ Hồng: mong chờ đến lúc cụ được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho vừa mếu để được thiên hạ trầm trồ về đám tang và cây gậy.
+ Phán mọc sừng: mừng rỡ vì được cụ Hồng cho thêm vài nghìn đồng.
+ Ông Văn Minh: Hào hứng vì chúc thư sắp được thực hiện.
+ Cô Tuyết: Chỉ nghĩ về Xuân và tự vấn vì sao chưa thấy Xuân xuất hiện, không vui vẻ gì vì Xuân chưa đến. Mặc bộ y phục ngây thơ với áo dài voan mỏng hở nách và nửa vú cùng một cái mũ mấn.
+ Cậu Tú tân vui mừng vì cuối cùng cũng được sử dụng mấy cái máy ảnh mãi không được dùng đến.
+ Bà Văn Minh sốt ruột vì mãi không được mặc những xô gai tân thời.
+ Ông Typn bực mình vì mấy chế tạo của mình chưa thấy báo chí phê bình ra sao.
=> Phản ánh: Hiện thực xã hội tha hóa về đạo đức, con người trở nên vô tình, tham lam. Tình cảm gia đình dường như biến mất trước những ham muốn cá nhân, phản ánh một xã hội giả tạo, vô lương tâm.
- Trạm 2
+ Cảnh cất đám: Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ. Riêng Tuyết thì buồn bã vì không thấy Xuân đến phúng viếng. Ngoài những người trong gia đình, cảnh cất đám có sự xuất hiện của cảnh sát Min Đơ và Min Toa “sung sướng cực điểm” vì có việc làm, bạn bè cụ cố Hồng có dịp khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương một cách lố bịch, kệch cỡm, đám trai thanh gái lịch: có dịp hẹn hò tình tứ, “chim chuột nhau” → sự giả tạo, thiếu văn hóa, sư cụ Tăng Phú thì “sung sướng vênh váo”
+ Cảnh đưa đám:Bề ngoài đám tang được tổ chức long trọng nhưng chẳng khác nào đám rước nhố nhăng, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu, vòng hoa, câu đối….; người đưa tang rất đông nhưng chẳng ai thương xót cho người quá cố.
+ Cảnh hạ huyệt: Cậu Tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa, cụ cố Hồng cũng ho, khóc, mếu, khạc... Ông Phán thì oặt người, khóc ngất đi “Hứt, hứt, hứt” nhưng không quên diễn việc làm ăn bí mật với Xuân: dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp làm tư.
→ Từ đó ta thấy được ngòi bút trào phúng bậc thầy của tác giả, tình huống truyện được xây dựng độc đáo, phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,…Nghệ thuật miêu tả nhân vật biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết.
3. Nghệ thuật trào phúng của văn bản
- Nhan đề: chứa những cụm từ mang ý nghĩa trái ngược, hạnh phúc – tang gia, sự đối lập mâu thuẫn thú vị tạo tiếng cười nhưng lại là sự châm biếm mỉa mai. Bật lên cái lố lăng của xã hội lúc bấy giờ.
- Xây dựng tình huống trào phúng: tình huống trào phúng, tang gia mà lại hạnh phúc. Trong không khí đáng ra phải đau buồn thì cả gia đình lại không giấu nổi niềm hạnh phúc.
- Ngôn từ: Hài hước, châm biếm thể hiện qua:
+ Cách gọi tên sự vật hài hước (kèn bú dích, lốc bốc xoảng, Bắc đểu bội tinh, Long bội tinh,…
+ Cách đặt tên nhân vật gây cười (Xuân tóc đỏ, ông lang Tì và ông lang Phế,…)
+ Cách diễn đạt vừa vô lí vừa có lí, chứa nhiều mâu thuẫn “Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”.
- Giọng điệu: châm biếm thể hiện qua những lời nhận xét, bình luận hài hước, mà thâm thúy (thật là một đám ma to tát có thế làm cho người chết phải mỉm cười vì sung sướng)
III. Tổng kết
1. Nội dung
+ Đám tang của cụ cố Hồng với đầy đủ sự rối ren của xã hội. Qua đó thể hiện sự thối nát của xã hội đương thời, Á-Âu lẫn lộn. Nơi tình người còn thua cả tiền bạc.
2. Nghệ thuật
+ Nhan đề trái chiều gây tiếng cười châm biếm cho người đọc.
+ Xây dựng tình huống trào phúng độc đáo.
+ Ngôn từ, giọng điệu hài hước thể hiện sự châm biếm, mỉa mai.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)